Phân tích website hay kiểm tra các chỉ số hoạt động của website là những công việc vô cùng quan trọng mà các nhà quản trị web cần thực hiện một cách thường xuyên. Những số liệu phân tích đó sẽ giúp bạn thấu hiểu hành vi và nhu cầu của khách hàng trên site, từ đó kịp thời đưa ra các phương án tối ưu website hiệu quả hoặc chiến lược kinh doanh tốt hơn. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra đó là làm cách nào để có thể theo dõi và phân tích các chỉ số hoạt động của trang web chính xác? Hãy cùng King tìm ra câu trả lời phù hợp nhất cho riêng bạn qua bài viết Top 5 công cụ phân tích website và thống kê lượt truy cập web hiệu quả nhất 2022 dưới đây nhé.
Contents
1. Phân tích website là gì?
Phân tích website (Website Analytics) được định nghĩa là việc theo dõi, đo lường, thu thập, phân tích và báo cáo các dữ liệu hoạt động thực tế của website với mục đích giúp các webmaster (người quản trị web) hiểu hơn về tình hình vận hành của website. Từ đó có thể đưa ra những cách thức tối ưu hóa trang web hoạt động hiệu quả hơn.
Bên cạnh việc đo lường dữ liệu về truy cập web, các công cụ phân tích website còn giúp nhà quản trị web cũng như các SEOer nghiên cứu và thấu hiểu hành vi của khách hàng trên site, phân tích và đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo: sự thay đổi lưu lượng truy cập vào website, lượt xem chi tiết từng trang/sản phẩm hàng ngày, hàng giờ; tỷ lệ thoát trang, thời gian người dùng ở lại trên trang… khi chiến dịch quảng cáo hoạt động. Chuỗi hoạt động này có thể giúp doanh nghiệp & chủ shop đánh giá và nắm bắt xu hướng thị trường cũng như nhu cầu của tập khách hàng mục tiêu.
- Các dữ liệu cần quan tâm khi sử dụng công cụ phân tích website
Công cụ phân tích website hỗ trợ các webmaster và SEOer đo lường, thống kê hiệu quả hoạt động của website thông qua các dữ liệu quan trọng sau:
– Traffic website: Theo dõi & thống kê lượt truy cập website trong khoảng thời gian cụ thể theo thời gian, nguồn, địa điểm, thiết bị truy cập, phiên truy cập hoặc theo các chiến dịch quảng cáo…
– Time on site (thời gian ở lại trên trang): Thời gian ở lại website trung bình của một phiên truy cập. Chỉ số time on site càng cao, chứng tỏ nội dung mà website của bạn đang cung cấp cho khách hàng mục tiêu và trải nghiệm của người truy cập trên trang được đánh giá tốt.
– Bounce rate (tỷ lệ thoát trang): Tỷ lệ khách truy cập rời trang ngay mà không có luồng tương tác.
– Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi): Tỷ lệ khách truy cập website và thực hiện hành vi chuyển đổi (mua hàng, đăng ký form, để lại thông tin tư vấn…) trên trang.
– Trang được xem nhiều nhất và tổng số view của trang
– So sánh các chỉ số đo lường trên theo các khoảng thời gian tùy chỉnh
…
Việc sử dụng các công cụ phân tích website giúp bạn đo lường và kiểm tra các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của website một cách chính xác, nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn sẽ phần nào hiểu được khách hàng đang có mối quan tâm và yêu thích sản phẩm/ nội dung nào trên website của mình? Khách truy cập website của bạn chủ yếu đến từ đâu? Họ xem bằng các thiết bị nào? Các chiến dịch quảng cáo của bạn có hiệu quả không?
Để hiểu chi tiết hơn về ưu nhược điểm của từng công cụ phân tích website, hãy theo dõi tiếp phần nội dung dưới đây bạn nhé.
2. Top công cụ phân tích website và thống kê lượt truy cập web hiệu quả nhất 2022
Trên thị trường hiện nay có không ít các công cụ hỗ trợ phân tích website hiệu quả, bao gồm cả các công cụ miễn phí và trả phí. Dưới đây là danh sách top 5 công cụ phân tích website & thống kê lượt truy cập web được dùng phổ biến và đánh giá hiệu quả tốt nhất 2022 hiện nay:
2.1 Google Analytics
Google Analytics là một trong những công cụ phân tích website được sử dụng nhiều nhất hiện nay, được xây dựng và phát triển bởi ông lớn Google.
Google Analytics không chỉ cung cấp các dữ liệu liên quan đến thống kê truy cập của khách hàng trên website, mà còn phân tích chi tiết hành vi của họ trên trang, cách họ đến trang web của bạn và cách bạn có thể giữ họ quay lại; đồng thời cho phép các nhà quản trị web đo lường doanh số bán hàng và hiệu quả chuyển đổi.
Bên cạnh đó, GA cũng đưa ra các đề xuất để tối ưu trang web, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và tương tác, nâng cao trải nghiệm người dùng trên trang, cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm… thông qua các mẹo về tăng tốc trang web, quản lý nội dung và phân tích hành vi của khách truy cập.
Ưu điểm:
– Phân tích dữ liệu website chuẩn xác, nhanh chóng
– Giao diện đơn giản, dễ sử dụng
– Có thể đo lường và thống kê nhiều chỉ số quan trọng liên quan đến lưu lượng truy cập của website, tỷ lệ chuyển đổi và hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo
– Là công cụ miễn phí
Nhược điểm:
Để sử dụng Google Analytics, bạn cần thực hiện các thao tác cài đặt Google Analytics vào website. Đối với những người không có quá nhiều am hiểu về công nghệ hoặc chưa có kinh nghiệm quản trị website thì đây là một vấn đề khá “phiền phức”.
2.2 Google Search Console (Google Webmaster Tools)
Google Search Console là công cụ quen thuộc và không thể thiếu dành cho các nhà quản trị web và SEOer. Là một công cụ miễn phí của Google, Google Search Console giúp các webmaster kiểm tra lượng truy cập, trạng thái lập chỉ mục (index) và tối ưu hóa khả năng hiển thị của trang web hiệu quả.
Thông qua Google Search Console, bạn cũng có thể dễ dàng theo dõi những cụm từ, keyword truy vấn của khách hàng trên site và thứ hạng tương ứng của chúng; những thông tin về link liên kết trên website, tệp robots.txt, dữ liệu sitemap và vấn đề trải nghiệm của người dùng trên trang thông qua báo cáo về chỉ số Core Web Vitals…
Ưu điểm:
– Phân tích dữ liệu website chuẩn xác, nhanh chóng
– Giao diện đơn giản, dễ sử dụng
– Đo lường và thống kê hiệu quả các vấn đề liên quan đến lưu lượng truy cập, trạng thái lập chỉ mục, tình trạng link liên kết và thứ hạng truy vấn trên trang
– Công cụ hỗ trợ tối ưu SEO hiệu quả cho website
– Là công cụ miễn phí
Nhược điểm:
Tương tự như Google Analytics, để sử dụng Google Search Console bạn cần thực hiện các thao tác cài đặt công cụ vào trang web của mình.
2.3 Similarweb
Similarweb là công cụ phân tích website online được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Similarweb không chỉ giúp bạn đo lường các chỉ số hoạt động của website mà còn hỗ trợ đề xuất và phân tích website đối thủ cùng ngành.
Ưu điểm:
– Phân tích dữ liệu về xếp hạng, mức độ tương tác của người dùng và lưu lượng truy cập của website.
– Hỗ trợ phân tích dữ liệu về website của đối thủ
– Đo lường và thống kê hiệu quả các vấn đề liên quan đến lưu lượng truy cập, trạng thái lập chỉ mục, tình trạng link liên kết và thứ hạng truy vấn trên trang
– Công cụ hỗ trợ tối ưu SEO hiệu quả cho website
– Là công cụ online miễn phí, không cần đăng ký tài khoản và không cần cài đặt
Nhược điểm:
– Similarweb chỉ có thể phân tích và thống kê chỉ số hoạt động của các website có dữ liệu lớn, hoạt động tối thiểu từ 3 tháng trở lên và có lưu lượng truy cập trên 1000.
– Kết quả phân tích của Similarweb chỉ mang tính chất tương đối.
2.4 Ahrefs
Ahrefs là một trong những công cụ phân tích website toàn diện trong SEO. Ahrefs cho phép người dùng theo dõi thứ hạng website, lưu lượng truy cập, nghiên cứu từ khóa, tìm kiếm cơ hội tăng traffic website, xây dựng liên kết (backlinks)… Đồng thời là công cụ giúp phân tích website đối thủ cạnh tranh hiệu quả.
Ưu điểm:
– Hỗ trợ đo lường và thống kê các dữ liệu về từ khóa, thứ hạng, backlinks… của website và đối thủ.
– Công cụ hỗ trợ tối ưu SEO hiệu quả cho website
– Không cần cài đặt, chỉ cần đăng ký tài khoản để sử dụng.
Nhược điểm:
– Khá hạn chế các báo cáo thống kê về dữ liệu lưu lượng truy cập trên website.
– Các chỉ số đo lường về traffics, thứ hạng trên Ahrefs chỉ mang tính chất tương đối và không thể theo dõi các dữ liệu theo thời gian thực trong ngày.
– Là công cụ trả phí
2.5 Crazy Egg
Crazy Egg Là công cụ phân tích website cho phép các webmaster nhìn thấy được hành vi chi tiết của người dùng trang web của bạn. Từ đó giúp bạn đưa ra những đánh giá chính xác nhằm cải thiện chất lượng và thiết kế trên site, tăng trải nghiệm của khách hàng và tỷ lệ chuyển đổi trên trang.
Crazy Egg tuy cũng cung cấp các thông tin về lưu lượng người truy cập nhưng lại chú trọng hơn về việc theo dõi và phân tích đường rê chuột, click chuột và scroll chuột của người dùng trên website.
Crazy Egg biến tất cả những thông số nói trên thành dạng bản đồ tầm nhiệt (heat map) trực quan để các nhà quản trị web có thể dễ dàng thấy được đâu là nơi người dùng chú ý nhiều nhất và đâu là nơi họ bỏ qua.
Ưu điểm:
– Phân tích hành vi khách hàng hiển thị dưới dạng heat map (bản đồ tầm nhiệt), từ đó giúp đưa ra những đánh giá chính xác để cải thiện trải nghiệm của người dùng trên trang web
– Không cần cài đặt mà sử dụng trực tiếp trên website online Crazy Egg
Nhược điểm:
– Khá hạn chế các báo cáo thống kê về dữ liệu lưu lượng truy cập trên website
– Giao diện khó theo dõi
– Là công cụ trả phí
Trên đây là tổng hợp một số công cụ phân tích website được lựa chọn nhiều nhất hiện nay mà King muốn gợi ý tới các nhà quản trị web. Hy vọng những công cụ này sẽ giúp các bạn theo dõi chỉ số hoạt động của website và thấu hiểu hành vi của khách hàng trên trang, từ đó kịp thời đưa ra các phương án tối ưu website, tối ưu chiến lược kinh doanh hiệu quả.