Để được quảng cáo nói chung và quảng cáo trên zalo nói riêng, nhà quản lý quảng cáo zalo yêu cầu người bán hàng phải cung cấp giấy phép quảng cáo bán hàng qua mạng. Vậy Giấy phép quảng cáo Zalo là giấy gì, Những hàng hóa, dịch vụ nào phải xin giấy phép quảng cáo, Giấy phép quảng cáo trên zalo xin ở đâu? King Marketing xin trả lời và hướng dẫn chi tiết dưới đây.
Contents
Giấy phép quảng cáo zalo là gì?
– Giấy phép quảng cáo trên zalo là giấy xác nhận nội quảng cáo sản phẩm, dịch vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền câp cho doanh nghiệp đứng tên trên giấy phép quảng cáo.
– Xin giấy phép quảng cáo trên zalo là cơ sở để Cơ quan nhà nước quản lý hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải quảng cáo tuân thủ pháp luật mới được cấp phép.
– Xin giấy phép quảng cáo trên zalo là cơ sở để người tiêu dùng xác nhận nội dung quảng cáo đã được phê duyệt, không trái pháp luật không xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng. Giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp.
– Xin giấy phép quảng cáo trên zalo để không vi phạm quy định về pháp luật quảng cáo.
Xem Thêm >>SEO Youtube là gì? Hướng dẫn từ a-z cách SEO Youtube vô cùng hiệu quả.
Những Sản phẩm, Dịch vụ phải xin giấy phép quảng cáo zalo
– Thuốc
– Mỹ phẩm.
– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
– Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
– Trang thiết bị y tế.
– Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
– Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi
Xem Thêm >>SEO Google Map là gì? Hướng dẫn từ a-z cách SEO Google Map vô cùng hiệu quả.
Xin Giấy phép quảng cáo Zalo ở đâu?
Các tổ chức thuộc Bộ Y tế có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo:
1. Cục Quản lý dược cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo Thuốc.
2. Cục An toàn thực phẩm cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi, thực phẩm dinh dưỡng y học.
3. Cục Quản lý khám, chữa bệnh cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật;
4. Cục Quản lý y, dược cổ truyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật ;
5. Cục Quản lý môi trường y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
6. Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế (ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Y tế).
7. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với:
– Mỹ phẩm của cơ sở đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có trụ sở chính đặt tại địa bàn quản lý của Sở Y tế; Trường hợp quảng cáo mỹ phẩm thông qua hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện thì Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo;
– Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật.
8. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền:
– Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
– Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi, thực phẩm dinh dưỡng y học
Xem Thêm >> Organic Search là gì? Tìm hiểu từ a-z về Organic Search trong SEO
Xử lý vi phạm liên quan đến việc Quảng cáo không xin Giấy phép quảng cáo Zalo
Vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Quảng cáo thuốc lá;
– Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;
– Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm nhân tạo;
– Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc;
– Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định;
– Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục;
– Quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
Đối với việc xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp Quảng cáo sản phẩm, dịch vụ đặc biệt mà không có giấy phép quảng cáo, quy định tại từng văn bản pháp luật riêng.
Tiêu biểu như mưc xử phạt vi phạm quy định về quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật;
– Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.