Facebook là một trang mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay với 2,234 tỷ người dùng tính đến quý I/2018. Nhờ có Facebook, các doanh nghiệp có thể tiếp cận một trong những cộng đồng lớn nhất thế giới. Vậy làm sao để tận dụng ứng dụng hữu ích này một cách hiệu quả nhất. Hãy cùng tìm hiểu về chạy quảng cáo Facebook Ads là gì? Phương pháp tối ưu sử dụng nó.
Contents
1. Quảng cáo Facebook là gì?
Facebook Ads được viết tắt bởi cụm từ Facebook Advertising, là phương thức quảng cáo sử dụng phương tiện Facebook. Quảng cáo này sẽ được hiển thị và phân phối một cách tự động tùy vào đặc điểm cá nhân của người dùng như nhân khẩu học, vị trí địa lý, sở thích…
Quảng cáo được hiển thị trên Facebook sẽ bao gồm những chương trình khuyến mãi, ưu đãi, những chương trình giới thiệu sản phẩm mới hướng đến những khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội này và các mạng xã hội khác liên kết với Facebook.
Facebook Ads là một dịch vụ quảng cáo; vậy nên khi muốn hình ảnh, video, fanpage của mình xuất hiện trên Facebook, doanh nghiệp hay các cá nhân cần trả một khoản phí. Và quảng cáo sẽ được xuất hiện ở những vị trí đã được quy định trên Facebook.
Khoản phí mà doanh nghiệp trả cho Facebook sẽ được tính như thế nào? Mỗi lượt click vào quảng cáo, vào website, lượt thích trang, lượt tương tác trong các bài viết đều sẽ được Facebook tính phí. Tùy vào mức giá mà doanh nghiệp thầu cho quảng cáo của mình, giá thầu càng cao thì khả năng xuất hiện của quảng cáo đó càng lớn.
2. Dấu hiệu nhận biết quảng cáo trên Facebook
Mỗi ngày khi lướt Facebook, chúng ta cập nhật một lượng lớn thông tin mới và hầu hết là những thông tin chúng ta quan tâm và có nhu cầu tìm kiếm. Vì thế mà Facebook có lượng dữ liệu khổng lồ từ người dùng của họ, những thông tin được lấy một cách tự nguyện từ giới tính, độ tuổi đến sở thích, vị trí địa lý.
Facebook hiểu rất rõ về khách hàng của mình để chia ra các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau theo những lĩnh vực hay mục đích khác nhau. Ví dụ đơn giản nhất mà chúng ta luôn bắt gặp mỗi ngày chính là việc khi chúng ta tìm kiếm về một sản phẩm nào đó trên Facebook, thì ngay sau đó trên Facebook sẽ liên tục xuất hiện thêm về sản phẩm đó hoặc những sản phẩm liên quan. Không những thế, vì Facebook liên kết với Instagram, nên khi bạn sử dụng ứng dụng này cũng sẽ thấy những quảng cáo liên quan đến sản phẩm mà bạn đã tìm trên Facebook.
Những bài đăng có chữ “Được tài trợ” hay “Sponsored” hiển nhiên sẽ là những quảng cáo mà các doanh nghiệp đang trả phí cho Facebook để có thể xuất hiện trên tường nhà bạn.
3. Các loại Facebook Ads
3.1. Quảng cáo theo mục tiêu
– Awareness (Nhận thức): Quảng cáo này hướng đến việc xây dựng nhận thức của khách hàng về sản phẩm/ doanh nghiệp, có thể hiểu đơn giản chính là tạo sự nhận biết về sản phẩm, dịch vụ đối với người dùng. Để làm được điều này, quảng cáo sẽ cần tăng:
+ Brand awareness (Nhận thức thương hiệu): Làm cho khách hàng biết tới thương hiệu của bạn
+ Local awareness (Nhận thức địa phương): Khuyến khích khách hàng chú ý tới doanh nghiệp địa phương tùy theo mức độ của chiến lược
+ Reach (Phạm vi tiếp cận): Tối đa hóa số lượng người nhìn thấy quảng cáo, mở rộng đối tượng khách hàng.
– Consideration(Cân nhắc): Sau khi khách hàng đã những nhận thức ban đầu về sản phẩm, doanh nghiệp muốn hướng khách hàng nghĩ tới việc đánh giá về sản phẩm và có những cảm xúc dành cho chúng. Mục tiêu ở giai đoạn này bao gồm:
+ Traffic: Hướng mọi người tới website của bạn
+ Engagement: Tạo nên sự liên kết, ràng buộc đối với doanh nghiệp
+ Page Likes: Gia tăng lượt thích ở trên Facebook
+ Post Engagement: Tăng sự tương tác cho từng bài cụ thể
+ Offer Claims: Khiến mọi người có thêm yêu cầu với doanh nghiệp
+ Event Response: Thu hút mọi người về 1 sự kiện của doanh nghiệp
+ App Install: Phần giúp khách hàng cài ứng dụng nhanh chóng hơn
+ Video views: Tạo thêm số lượt xem cho video
+ Lead Generation: Biến người dùng Facebook thành khách hàng tiềm năng
+ Messenger Ads: Gửi quảng cáo thông qua ứng dụng Messenger của người dùng Facebook.
– Conversion(Chuyển đổi): Chuyển đổi từ thái độ yêu thích của khách hàng thành hành vi mua bán sản phẩm. Để đáp ứng mục tiêu chung này sẽ cần những mục tiêu cụ thể hơn như:
+ Conversion: Thúc đẩy hành vi của khách hàng trên website
+ Product Catalog Sales: Làm tăng doanh số
+ Store Visits: Lưu lượng khách hàng ghé thăm cửa hàng
3.2. Quảng cáo theo loại hình
– Hình ảnh
Đây là yếu tố rất cần thiết trong bất kỳ quảng cáo nào để hỗ trợ minh họa và mô tả sản phẩm tới khách hàng. Bạn vẫn lưu ý rằng file ảnh trên Facebook được đề xuất với tỷ lệ từ 1,91:1 đến 4:5. Text chỉ được chiếm 20% trong ảnh và nên được lưu dưới dạng jpg và png
- Video
Một trong những yếu tố khiến người dùng cảm thấy hứng thú và muốn ghé thăm trang web chính là video. Những video quảng cáo giới thiệu, sự kiện hay nhiều video được cắt ghép với nhau sẽ thu hút người dùng tăng sự nhận diện thương hiệu
Khi đăng tải video, bạn còn có thể chia sẻ chúng trên nhiều nền tảng khác nhau như Youtube, blog…
- Carousel Ads (Quảng cáo “băng chuyền”)
Đây là một trong những loại hình mới và tương đối hiệu quả trên Facebook. Việc kết hợp nhiều sản phẩm trong cùng một bài viết sẽ giúp người dùng trải nghiệm và có thể nhận biết thêm nhiều sản phẩm cùng một lúc. Quảng cáo sẽ xuất hiện dưới dạng slide trên newfeed của người dùng trên bất cứ thiết bị nào.
- Dynamic products Ads (Quảng cáo sản phẩm động)
Hình thức này đã được cải tiến dựa trên kiểu quảng cáo đa sản phẩm (multi products ads). Khi những sản phẩm mà khách hàng đã cho vào giỏ hàng hoặc tìm kiếm ở trang web khác nhưng chưa quyết định mua thì sẽ được đề xuất trên Facebook để đẩy nhanh hành vi mua của khách hàng.
- Trải nghiệm tức thì
Trải nghiệm này sẽ được thực hiện khi người dùng ấn vào quảng cáo trên di động của họ. Điển hình là các quảng cáo về game luôn cho khách hàng được tự minh trải nghiệm và tạo nên cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm.
4. Đối tượng nên sử dụng Facebook Ads
Facebook là một trang mạng xã hôi lớn trên toàn thế giới với lượng tương tác khách hàng cao, vậy nên có nhiều doanh nghiệp muốn sử dụng Facebook để làm phương tiện để quảng cáo cho chính sản phẩm của mình. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa mọi doanh nghiệp đều có thể áp dụng hình thức này, đã có những thất bại từ các doanh nghiệp trên nền tảng Facebook. Nếu bạn là những đối tượng dưới đây, đừng ngần ngại sử dụng phương tiện này:
- Low – Friction Conversions (Chuyển đổi tương tác thấp)
Đây là cách doanh nghiệp yêu cầu người dùng đăng ký – không ép mua. Khi khách hàng truy cập vào trang web của bạn thay vì thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, doanh nghiệp hướng tới việc đưa những chương trình ưu đãi và sẽ luôn cung cấp thông tin khi họ cần. Từ đó ta lấy được thiện cảm của khách hàng bằng việc đăng ký tài khoản, hoặc địa chỉ email để có thu thập thông tin khách hàng.
Groupop, AppSumo, Fab là những trang web mà doanh nghiệp đã sử dụng Facebook Ads một cách thành công.
- Mô hình kinh doanh
Nếu doanh nghiệp của bạn hướng đến mục tiêu chiến lược là kiếm tiền lâu dài thì Facebook sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Vì việc lấy thu nhập đến từ người dùng sẽ là cả quá trình chứ không phải tại một thời điểm cụ thể nào.
Dù khách hàng có cung cấp thông tin cá nhân thì việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng là vô cùng quan trọng.
Đơn hàng đến từ Facebook có thể là những đơn hàng lớn những có lúc chỉ là những đơn hàng nhỏ lẻ. Vậy nên nên đầu tư và tập trung rất nhiều khâu tiếp thị khách hàng.
5. Tại sao lại lựa chọn quảng cáo trên Facebook?
5.1. Hướng chính xác đến đối tượng khách hàng tiềm năng
Vì Facebook luôn biết nắm bắt và hiểu rất rõ người dùng của mình, họ có khả năng phân loại tiêu chí người dùng một cách chi tiết. Từ đó, doanh nghiệp điều chỉnh các chiến dịch quảng cáo nhắm đúng nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Bên cạnh việc giúp cho doanh nghiệp tối đa hiệu quả của chiến dịch mà còn tiết kiệm khoản chi phí quảng cáo cho những đối tượng khách hàng không tiềm năng.
5.2. Tốc độ lan truyền nhanh chóng khi chạy quảng cáo trên Facebook
Sự tương tác kết nối trên Facebook rất cao, chính vì độ lan truyền thông tin trên nền tảng này vô cùng nhanh chóng. Việc bạn like một page hay một mẫu quảng cáo sẽ được hiển thị trên Newfeeds của bạn bè.
Facebook còn giúp doanh nghiệp thu thập phản hồi, đánh giá cũng như thái độ của người dùng về sản phẩm/ dịch vụ. Việc kịp thời giải đáp thắc mắc và đáp ứng yêu cầu sẽ tạo mối quan hệ tốt hơn với chính khách hàng của họ.
5.3. Chi phí linh hoạt – hiệu quả cao
Với mỗi quảng cáo trên truyền hình, doanh nghiệp phải bỏ ra hàng trăm triệu cho chúng. Đổi lại vài triệu trên Facebook đã giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng tiềm năng, thậm chí mở rộng nhóm khách hàng.
Có 2 hình thức tính phí trên Facebook
- CPC (Cost per Click)
- CPM (Cost per Impression)
5.4. Tính tùy chỉnh cao
Facebook đang tích hợp rất nhiều tính năng khác nhau để doanh nghiệp có thể sử dụng chi phí một cách hợp lý cho từng giai đoạn của chiến lược, từng giai đoạn. Bên cạnh việc bạn có thể hiển thị nhiều quảng cáo cùng một lúc, bạn có thể lựa chọn hình thức hiển thị, đối tượng cần hiển thị.
Không gian trên nền tảng Facebook không bị giới hạn giúp doanh nghiệp dẫn khách hàng tới website để tăng nhận thức và thúc đẩy hành vi mua của khách hàng.
5.5. Phân phối quảng cáo hợp lý
Facebook sẽ đảm bảo vấn đề phân phối thời gian hiển thị sao cho tới nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng nhất, tránh trường hợp phân bố không đều giữa các khách hàng tiềm năng với nhau.
Tại các báo cáo được cập nhật thường xuyên và chính xác của Facebook, doanh nghiệp sẽ thấy được những chỉ tiêu như quảng cáo xuất hiện ở đâu, trong khoảng thời gian nào, có nhiêu người click chuột vào quảng cáo, mức độ hiệu quả như thế nào…
6. Đề xuất phương pháp sử dụng Facebook Ads hiệu quả.
Đảm bảo chất lượng hình ảnh hiển thị
Chạy quảng cáo các bài viết trên Facebook
Tập trung các bài viết có lượt tương tác cao
Xây dựng chiến dịch quảng cáo thành nhiều giai đoạn khác nhau
Tận dụng khoảng thời gian vàng trên Facebook
Ứng dụng những phần mềm có chức năng quản lý comment, inbox