Bạn và tôi cùng mở tiệm giặt ủi trong một khu phố vào đầu mùa hè. Sau vài tháng, quán của tôi đã có được doanh thu ổn định và xuất hiện những vị khách thân quen. Còn tiệm bạn lại dần vắng khách, thậm chí khách chuyển sang quán tôi giặt nhiều hơn. Bạn thắc mắc vì sao lại vậy? Nguyên do có thể nằm ở 4 sai lầm này.
Contents
#1. Không xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng
Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên bạn cần thực hiện trước khi bắt tay vào kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào. Quan trọng nhưng có thể bạn và nhiều người chủ khác đã xem nhẹ vì nghĩ mở tiệm giặt là nhỏ không cần đặt nặng điều này. Và đó chính là sai lầm.
Bạn cần biết được kiểu khách hàng nào sẽ tới tiệm của mình: sinh viên, công nhân hay dân công sở, doanh nghiệp, nhà hàng,… để lựa chọn mặt bằng, đầu tư máy móc và định giá phù hợp. Hiện tại đối tượng khách hàng của bạn không rõ ràng, đối tượng nào cũng muốn đáp ứng để rồi chất lượng không như khách hàng kỳ vọng, phải vậy không?
Lời khuyên: Cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu quán bạn muốn tập trung phục vụ.
- Nếu đối tượng khách hàng là sinh viên, công nhân viên,… Bạn cần tìm nơi gần trường học, nhà máy, khu dân cư lao động để đặt tiệm. Định giá dịch vụ thấp để khách hàng có khả năng lựa chọn.
- Nếu đối tượng hướng đến là doanh nghiệp, nhà hàng, shop cho thuê trang phục,… Hãy đầu tư nhiều máy móc chất lượng, loại công nghiệp và kiếm mặt bằng rộng, trong ngách cũng được.
#2. Ít vốn nên mua máy giặt cũ, loại gia đình thay vì đầu tư mới
Không chỉ bạn mà nhiều người khi bắt đầu mở tiệm giặt ủi cũng hay tự hỏi: “Nên mua máy giặt cũ hay đầu tư mới, mua loại máy gia đình hay máy công nghiệp?”. Và phần đông chọn mua máy giặt cũ, loại gia đình để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên đây tiếp tục là một sai lầm.
Bởi máy giặt cũ thường hoặc đã được sử dụng hết công suất, hoặc không rõ nguồn gốc được thu mua trên mạng. Do vậy công suất hoạt động của máy thấp, dùng tốn điện, hao nước và gây ra tiếng ồn. Còn mua máy giặt dùng trong gia đình, công suất vốn hạn chế, chạy lâu với cường độ cao như tiệm giặt rất dễ hỏng và tốn thêm phí bảo trì.
Lời khuyên:
- Nếu có điều kiện hãy đầu tư dàn máy giặt mới, loại lồng ngang, lắp thêm hệ thống điện 3 pha để đảm bảo công suất, tiết kiệm chi phí vận hành.
- Trường hợp vốn ít, buộc phải mua máy cũ nên tới các siêu thị điện máy uy tín như Nguyễn Kim, Điện máy xanh,… để mua. Các siêu thị này có bán máy giặt mới 99%, 90% với mức giá rẻ hơn máy mới từ 30 – 50% kèm thêm bảo hành và đổi trả trong 1 tháng đầu nếu có trục trặc.
#3. Quần áo sờn vải, dính cặn sau khi giặt
Đây là hệ quả của việc sử dụng máy giặt cũ và sử dụng hóa chất (bột giặt, nước xả vải) kém chất lượng. Đồng thời là sai lầm thứ 3 mà nhiều chủ tiệm mắc phải.
Do đơn hàng nhiều, muốn giặt nhanh để có chỗ cho mẻ quần áo khác bạn chọn chế độ giặt mạnh, giặt nhanh, dùng nước giặt dạng bột không hòa tan và sấy quần áo quá đà. Kết quả khi nhận lại quần áo, khách hàng thấy các cặn trắng dính trên bề mặt và lớp vải bị xù, không còn nguyên vẹn như lúc đầu. Và rồi bạn mất đi vị khách hàng đó.
Lời khuyên:
- Tùy vào lượng quần áo mỗi lần giặt bạn nên chọn và điều tiết chế độ giặt phù hợp.
- Sử dụng hóa chất giặt dạng nước thay vì dạng bột. Mua số lượng lớn nước giặt và nước xả vải của các hãng uy tín để có được mức giá rẻ.
- Đừng quên tạo hương thơm cho quần áo, chăn gối của khách.
#5. Định giá dịch vụ cao hơn mặt bằng chung xung quanh
Sai lầm cuối cùng bạn cần xem xét đó là mức giá dịch vụ giặt là của bạn có tương xứng với chất lượng giặt chưa, có đang cao hơn mức giá của “đối thủ” không. Nếu giá 1kg giặt ủi khu vực xung quanh là 10 nghìn đồng/kg thì bạn nên để theo mức giá đó. Muốn tăng giá cao hơn lên 12 – 15 nghìn đồng/kg hãy chỉ ra và đảm bảo điểm khác biệt vượt trội của tiệm bạn với các tiệm còn lại. Nếu không chỉ ra được thì không lên đưa mức giá cao hơn nếu không muốn tạm biệt khách hàng của mình.
Trên đây là 4 sai lầm phổ biến mà bạn cũng như nhiều chủ tiệm khác mắc phải khi mở tiệm giặt ủi. Hy vọng bạn sẽ sớm khắc phục những lỗi này để có thể cạnh tranh và làm giàu từ ngành nghề này!