Là ông lớn trong ngành cà phê, thương hiệu Starbucks luôn không ngừng sáng tạo và tự làm mới mình. Đặc biệt khi áp dụng các “chiến thuật” tâm lý, nghệ thuật “sắp đặt” vào kinh doanh khiến khách hàng “tự nguyện” tiêu tiền trong niềm vui thích. Hãy cùng khám phá bí mật của thương hiệu cà phê Starbucks nổi tiếng này ngay sau đây.
Contents
Khám phá bí mật khiến khách hàng tự nguyện chi tiền của Starbucks
Sắp đặt Menu dựa vào nghệ thuật “tâm lý”
Với những khách hàng đã từng dùng sản phẩm của Starbucks chắc hẳn không còn xa lạ với menu “kinh điển” của thương hiệu này. Tuy nhiên ẩn ý đằng sau không phải ai cũng biết.
- Đầu tiên là việc đưa ra 3 mức giá tương ứng với 3 size Tall, Grande, Venti (thấp, cao, cao hơn) làm đòn bẩy và đặt “bẫy” để khách hàng chọn đúng sản phẩm Starbuck muốn đẩy mạnh.
Không phải ngẫu nhiên Starbucks cho khách hàng tới 3 sự lựa chọn khi mua hàng. Điều này xuất phát từ tâm lý coi thứ ở giữa là tốt nhất. Theo nghiên cứu trong 0,05 giây (thời gian thông tin được lưu lại trong tiềm thức) thì có tới 0,035 giây thông tin thuộc phần giữa.
Khách hàng khi lướt qua menu sẽ nhìn tới mức giá ở giữa và các sản phẩm giữa menu trước rồi mới đảo mắt sang 2 bên.
Không những thế, tâm lý người tiêu dùng thường chọn mức giá trung bình khi đứng trước lựa chọn: sản phẩm giá cao, giá thấp hay giá trung bình.
Do đó Starbucks hay nhiều quán cà phê khác như Highland Coffee áp dụng khá tốt “bẫy” tâm lý này. Các sản phẩm mới ra hay các đồ uống đắt đỏ hơn thường được đặt ở giữa menu. Và bạn là khách hàng, theo thói quen tâm lý, bạn sẽ chẳng có chút thắc mắc nào về cách sắp xếp “vô tình mà hữu ý” này cả.
- Tiếp theo là sự biến mất của những ký hiệu tiền tệ trên menu
Bạn có để ý trên menu của Starbuck không hề thấy ký hiệu USD, $ hay VND nào không? Đó tiếp tục là nghệ thuật phủ đầu tâm lý rất thông minh của bậc thầy này đấy!
Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Cornell University, người tiêu dùng sẽ thấy bớt “sợ” hơn và chi mạnh tay hơn khi không nhìn thấy những ký hiệu liên quan đến tiền. Bởi nhìn thấy ký hiệu tiền họ sẽ càng nghĩ về tiền, tăng sự đắn đo và giảm khả năng mua chi tiêu thêm.
Đánh vào những con số
Không chỉ dừng lại ở cách trình bày menu, thương hiệu cà phê Starbucks còn vận dụng những con số vào cách định giá bán sản phẩm. Đảo mắt một chút các quán xá trên đường hay các biển khuyến mãi bạn sẽ không khó để tìm những con số 99%, 99k, 199k, 459k,… Đây là một “mánh khóe” sử dụng số lẻ, “sát nút” để tạo tâm lý giá rẻ, giá ưu đãi cho khách hàng.
Một cuộc khảo sát được đưa ra về vấn đề này với kết quả nhận được đáng kinh ngạc: Những sản phẩm được bán mức giá có số “9; 99” đạt doanh số cao hơn 48% các sản phẩm khác.
Ban đầu Starbucks cũng đưa ra các mức giá như vậy cho đồ uống của mình. Nhưng khi con số “9” trở nên quá phổ biến, biểu trưng cho sản phẩm “giá rẻ”, “hàng khuyến mãi” thương hiệu cà phê Starbucks quyết định giảm mức giá, chỉnh sửa số “9” thành số “5”. Nhằm mục đích khẳng định thương hiệu đẳng cấp, và tạo hình ảnh tốt trong mắt khách hàng.
Nghệ thuật lôi cuốn bằng ánh đèn
Một cách trang trí thông minh mang đầy ẩn ý khác được Starbucks thể hiện qua việc sử dụng ánh đèn. Trong các cửa hàng của Starbucks dường như chỉ có khu vực quầy thanh toán và kệ sản phẩm là được chiếu đèn sáng nhất. Việc chiếu sáng này mang 2 ẩn ý: 1 là thu hút ánh nhìn của khách hàng, 2 là dẫn khách hàng đến với hướng chủ cửa hàng mong muốn.
Nghệ thuật định hình thương hiệu cà phê cao cấp
Nếu bất chợt được hỏi về thương hiệu cà phê Starbucks bạn sẽ phản ứng như thế nào?
- “Chà… đó là cà phê cao cấp, vào đó sang lắm”.
- “Tôi chỉ nghe thôi chứ chưa có tiền vào đó uống”.
- “Nghe lạ nhỉ, quê mình chưa thấy có”.
Đó là những câu trả lời phổ biến cho câu hỏi bất chợt ở trên. Tuy mỗi người trả lời một cách khác nhau nhưng không khó để nhìn ra: Starbucks đã xây dựng cho mình thương hiệu cà phê cao cấp và gieo điều đó vào lòng khách hàng.
Những người đến uống Starbucks một phần vì chất lượng cà phê, một phần chính là cảm giác “cao cấp” mà thương hiệu này mang tới. Vậy là bạn đã biết vì sao một món đồ uống bình thường bán với giá “trên trời” lại được phần đông giới “thượng lưu” lựa chọn và mua trong niềm vui rồi chứ?
Xét trên góc độ kinh doanh, không thể phủ nhận những ý tưởng thông minh và các chiến thuật bán hàng “thấu tình hợp lý” của Starbucks. Nếu bạn đang có dự định mở quán cà phê hãy tham khảo và học hỏi kinh nghiệm từ ông “trùm” này nhé!
Tiếp theo hãy cùng hiểu thêm một chút về thương hiệu cà phê đình đám thế giới này qua một vài sự thật thú vị.
Những sự thật thú vị về thương hiệu cà phê Starbucks
- Sau 47 năm phát triển, Starbucks đã sở hữu gần 30.000 cửa hàng trên khắp thế giới.
- Có tới 560 cửa hiệu cà phê của Starbucks đặt tại vùng Santa Fe Springs thuộc bang California (Mỹ). Đây cũng được coi là “vùng phủ sóng” dày đặc nhất của thương hiệu này.
- Có hơn 87.000 kiểu pha chế đồ uống có thể thực hiện được tại Starbucks.
- 4 tỷ là số lượng cốc giấy thương hiệu cà phê Starbucks sử dụng mỗi năm.
- Cốc Grande và cốc Venti của Starbucks có lượng caffeine bằng nhau, chỉ khác ở lượng sữa và lượng đường trong mỗi cốc. Và lượng caffeine trong cà phê của Starbuck cao hơn 4 lần nước tăng lực Red Bull.
- Năm 2019 đang là năm khó khăn của thương hiệu này khi dự định đóng cửa 150 cửa hàng hoạt động kém.
- Starbucks chi rất mạnh tay cho việc chăm sóc sức khỏe nhân viên, tính ra số tiền đó cao hơn cả số tiền thương hiệu này mua cà phê mỗi năm.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết “Nghệ thuật “sắp đặt” của Starbucks và những bài học đắt giá về ông lớn ngành cà phê”. Hãy cùng đọc thêm các bài viết thú vị khác trên King nhé!