Những vấn đề rắc rối liên quan đến tiền bạc có thể đẩy bạn đến cảm giác cực kỳ lo lắng và bất an. Lập kế hoạch chi tiết cho các mục tiêu tài chính cá nhân là cách tốt nhất để thoát khỏi tình trạng đó.
Contents
- 1 1. Mô tả rõ ràng các mục tiêu tài chính
- 2 2. Đặt mục tiêu khả thi
- 3 3. Xem xét lạm phát
- 4 4. Gắn khung thời gian cho từng mục tiêu
- 5 5. Liệt kê các mục tiêu tài chính
- 6 6. Đưa ra các mục tiêu ưu tiên
- 7 7. Xem xét các khoản chi tiêu hàng ngày
- 8 8. Đánh giá thói quen tài chính
- 9 9. Chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ
- 10 10. Giám sát tiến độ thực hiện các mục tiêu tài chính
- 11 11. Đầu tư tiền để đạt được mục tiêu tài chính
1. Mô tả rõ ràng các mục tiêu tài chính
Bất kỳ một mục tiêu nào không được thiết lập cụ thể, chẳng khác gì giấc mơ viển vông. Điều này hoàn toàn đúng đối với các vấn đề tài chính.
Có người nói, tiết kiệm chẳng qua là tiêu dùng trả chậm. Do vậy, khi bắt đầu “nuôi lợn đất”, bạn nên có kế hoạch sử dụng số tiền đó vào những việc cụ thể trong tương lai.
Đó có thể là học phí của con bạn, chuẩn bị nghỉ hưu, kết hôn, chuyến du lịch nước ngoài, ngôi nhà mới,…
Khi mục tiêu đã rõ ràng, hãy tìm cách định lượng hóa chúng. Nếu không thể đo lường, bạn sẽ đánh giá sự tiến bộ của mình như thế nào?
Hãy trình bày rõ ràng những gì bạn muốn đạt được, và đặt thời gian cụ thể cho điều đó. Đồng thời, lên kế hoạch những gì cần làm mỗi tuần hoặc mỗi tháng để đạt được mục tiêu cuối cùng.
2. Đặt mục tiêu khả thi
Thật tốt nếu bạn là một người lạc quan, nhưng không ai mong muốn trở thành người “nằm mơ giữa ban ngày”. Tương tự như vậy, bạn nên thiết lập các mục tiêu tài chính phù hợp dựa trên hoàn cảnh và mong ước của bản thân.
Bạn sẽ dễ dàng mất tự tin và trở nên nản lòng nếu các mục tiêu đặt ra quá khó để trở thành hiện thực. Tuy nhiên, cũng tránh những kế hoạch quá dễ dàng vì sự hiểu biết hay trưởng thành đều được rèn luyện thông qua một số thử thách nhất định.
Điều quan trọng là bạn phải giữ cho mục tiêu của mình khả thi. Thiết lập một mục tiêu thực tế, nhưng cũng đủ để bạn có thể nâng cao khả năng tài chính và mang lại sự hài lòng cho bản thân.
3. Xem xét lạm phát
Ronald Reagan từng nói: “Lạm phát bạo lực như một kẻ phá hoại, đáng sợ như một tên cướp có vũ trang, và gây chết người như một kẻ sát nhân.” Câu này tóm tắt những gì lạm phát có thể làm với mục tiêu tài chính của bạn.
Do đó, hãy tính đến lạm phát bất cứ khi nào bạn thiết lập một mục tiêu tài chính trong tương lai xa.
Ví dụ, một trong những mục tiêu tài chính của bạn là chuẩn bị cho con trai học đại học. Thời gian cho kế hoạch đó là 15 năm kể từ bây giờ. Lạm phát sẽ làm tăng gánh nặng tài chính lên hơn 50%, nếu nó duy trì ở mức 3%/năm.
Vì vậy, luôn tính đến điều này để tránh rơi vào tình trạng nhầm lẫn khi đặt ra các mục tiêu tài chính.
4. Gắn khung thời gian cho từng mục tiêu
Khung thời gian nên được thiết lập một cách thông minh để nó không trở nên quá xa vời. Điều đó có nghĩa rằng bạn phải biết được thời điểm chính xác để ăn mừng thành công.
Các mục tiêu như nghỉ hưu, giáo dục con cái đều có khung thời gian định sẵn. Đối với các cam kết tài chính khác, tiết kiệm để mua nhà và xe hơi, sẽ tùy thuộc vào cách bạn đặt thời gian cho từng mục tiêu.
Theo nguyên tắc chung, bất kỳ mục tiêu tài chính nào đến hạn trong 3 năm tới nên được coi là mục tiêu ngắn hạn. Bất kỳ mục tiêu hơn 3 năm cũng được xếp vào mục tiêu dài hạn.
Việc phân chia mục tiêu thành ngắn hạn và dài hạn sẽ giúp lựa chọn công cụ đầu tư phù hợp hơn để đạt được chúng.
Bây giờ, bạn đã sẵn sàng với danh sách các mục tiêu tài chính của mình. Đã đến lúc nỗ lực hết mình và đạt được chúng.
5. Liệt kê các mục tiêu tài chính
Hãy viết ra tất cả mục tiêu tài chính như mua nhà, chương trình giáo dục cho con trẻ, những chuyến du lịch, kế hoạch nghỉ hưu,… Bạn có thể thắc mắc tại sao hành động nghe có vẻ quá lỗi thời và máy móc này lại quan trọng đến vậy.
Bời vì nếu không làm như vậy, mục tiêu tài chính mãi mãi chỉ là suy nghĩ mà có thể bạn không thực sự nhận ra đó là gì. Mục tiêu trở nên vô hình và vì vậy nó không được xác định rõ ràng trong tâm trí bạn.
Khi bạn cố gắng diễn đạt suy nghĩ đó thành lời, một điều đáng kinh ngạc sẽ xảy ra. Cách tạo mục tiêu bằng lời nói hoặc suy nghĩ trừu tượng, giờ đây sẽ mang hình thể, hình dạng, hình thức, và chất liệu.
Nó không còn chỉ là một ý nghĩ mà trở thành một thứ gì đó thúc đẩy bạn, hoặc tạo ra cảm giác từ bên trong.
Giấc mơ sẽ trở thành mục tiêu ngay khi bạn viết nó ra. Giả sử một trong những mục tiêu của bạn là mua một ngôi nhà. Bạn mơ về nó rất nhiều.
Tuy nhiên, khoảnh khắc bạn bắt đầu viết mục tiêu đó ra, tâm trí sẽ tự đặt ra các câu hỏi “khi nào, ở đâu, diện tích, bao nhiêu phòng ngủ?”
Cách viết này mang lại sự rõ ràng cho mục tiêu của bạn. Nó buộc tâm trí phải tìm ra những cách thức và phương tiện để đạt được ước mơ đó.
6. Đưa ra các mục tiêu ưu tiên
Xác định mục tiêu nào là quan trọng nhất đối với bạn. Có thể bạn muốn chuyến đi nghỉ ở nước ngoài, nhưng cũng muốn tiết kiệm cho một chiếc xe mới.
Tình hình tài chính hiện tại của bạn có thể không cho phép đạt được cả hai mục tiêu cùng một lúc. Do vậy, bạn phải quyết định mục tiêu nào được ưu tiên.
Hãy nhớ rằng các mục tiêu dài hạn có lợi hơn ngắn hạn, vì vậy các kế hoạch như tiết kiệm để nghỉ hưu nên được ưu tiên hơn các mục tiêu nhỏ hơn.
7. Xem xét các khoản chi tiêu hàng ngày
Cách tốt nhất để tìm ra số tiền bạn có thể tiết kiệm là xem xét các khoản chi tiêu hàng ngày. Liệt kê các chi phí hàng tháng, tách chúng thành hai loại: chi tiêu cố định và chi tiêu tùy ý .
Sau đó, hãy xem xét từng mục để xác định cách bạn có thể giảm chi tiêu. Đó có thể là một khoản tiền khá lớn để tiết kiệm cho các mục tiêu tài chính.
Vì bạn sẽ không biết mình đã tiêu hoang phí bao nhiêu tiền vào những món đồ không cần thiết cho đến khi thật sự nghiên cứu lại chi tiêu của bản thân.
8. Đánh giá thói quen tài chính
Bạn có thường xuyên tiêu tiền cho những thứ bạn không nằm trong danh sách chi tiêu hàng tháng? Bạn có xu hướng thanh toán hóa đơn muộn không?
Tạo thói quen tốt là điều cần thiết để đạt được các mục tiêu tài chính của bạn. Hãy xác định thói quen xấu của bạn và tạo lập kế hoạch thay đổi chúng.
Thiết lập các tài khoản tiết kiệm tự động để đảm bảo bạn luôn dành một số tiền nhất định. Nó sẽ ngay lập tức trích một khoản tiền cố định hàng tháng sau khi bạn nhận được lương từ tài khoản chính.
Bạn cũng có thể sử dụng tiền mặt để hạn chế chi tiêu trực tuyến. Nếu gặp khó khăn trong thanh toán hóa đơn đúng hạn, hãy thiết lập nộp tiền tự động để đảm bảo rằng bạn không bao giờ bỏ lỡ một khoản nào.
9. Chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ
Hầu hết các chuyên gia tài chính khuyên bạn nên lập một quỹ khẩn cấp để trang trải mọi hóa đơn không được lường trước. Bạn nên cố gắng tiết kiệm khoảng ba đến sáu tháng tiền lương của mình trong trường hợp mất việc hoặc có các chi phí đột xuất.
Ngoài ra, hãy giữ các khoản tiền khẩn cấp trong một tài khoản riêng để loại bỏ sự cám dỗ sử dụng nó cho các mục đích khác
10. Giám sát tiến độ thực hiện các mục tiêu tài chính
Xem xét các mục tiêu tài chính của bạn và tiến độ “làm việc” thường xuyên. Bạn có thể cần điều chỉnh chúng hoặc đặt ra mục tiêu mới.
Dành thời gian để đánh giá về các mong muốn tài chính trong tương lai, và đảm bảo rằng bạn đang thực hiện các bước cần thiết để đạt được những điều đó.
Đừng ngại đánh giá lại – mục tiêu của bạn không được thiết lập sẵn. Hoàn thành các mục tiêu tài chính có thể khó khăn nhưng không phải là không thể.
Với sự tổ chức hiệu quả, tập trung và quyết tâm, bạn có thể đạt được các mục tiêu của mình và duy trì sức khỏe tài chính lành mạnh trong năm mới.
11. Đầu tư tiền để đạt được mục tiêu tài chính
Khi đã xác định được mục tiêu tài chính của mình và thiết lập kế hoạch chi tiêu, bạn sẽ biết mình đang tiết kiệm để làm gì và cần bao nhiêu để đạt được điều đó.
Đối với các mục tiêu dài hạn, đầu tư là một trong những cách tốt nhất để xem tiền của bạn tăng nhanh chóng hơn.
Khi đầu tư, bạn đặt tiền vào các mục tiêu dài hạn như nghỉ hưu hoặc giáo dục con cái. Cách dễ nhất để làm điều này là để tiền tự động được khấu trừ từ tài khoản ngân hàng hoặc phiếu lương của bạn và đưa vào phương tiện đầu tư mà bạn chọn