Với nhu cầu sử dụng smartphone và các thiết bị di động cao như hiện nay, việc mở cửa hàng phụ kiện điện thoại cung cấp các mặt hàng bao da, ốp lưng, sạc dự phòng, tai nghe,… là một ý tưởng tuyệt vời. Nếu bạn cũng đang ấp ủ kế hoạch kinh doanh trong lĩnh vực này chắc chắn không thể bỏ qua những kinh nghiệm được chia sẻ dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Chiếc điện thoại ngày nay như một vật bất ly thân và đồng hành cùng con người 24/24. Vì vậy mà nhu cầu “làm đẹp” cho dế yêu ngày càng cao tạo điều kiện cho các shop phụ kiện ra đời.
Contents
Những việc cần làm để mở cửa hàng phụ kiện điện thoại
Để có thể mở được cửa hàng kinh doanh phụ kiện smartphone hay bất kỳ cửa hàng tương tự nào khác bạn cần lên kế hoạch thật chi tiết và kỹ lưỡng để có những bước đi đúng đắn và lâu dài. Cụ thể:
#1. Lên kế hoạch kinh doanh
Đây có thể coi là bước khởi đầu mang tính nền tảng và định hướng cho quá trình kinh doanh của bạn. Bởi khi đã có kế hoạch rõ ràng từng bước đi, từng giai đoạn phát triển, quá trình thực hiện dù có chưa chính xác hoàn toàn cũng sẽ không làm bạn đi chệch hướng.
Để xây dựng kế hoạch kinh doanh bạn cần theo tuần tự 8 bước sau:
- Bước 1: Lên ý tưởng kinh doanh.
- Bước 2: Xác định mục tiêu dài hạn, ngắn hạn và các thành quả cần đạt được trên từng giai đoạn.
- Bước 3: Nghiên cứu thị trường, phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh.
- Bước 4: Phân tích SWOT của mình (điểm mạnh/yếu, cơ hội/thách thức).
- Bước 5: Thiết lập mô hình kinh doanh phù hợp (quy mô nhỏ/vừa/lớn, kinh doanh cá thể, tập thể hay theo chuỗi,…).
- Bước 6: Lập kế hoạch marketing theo nguyên tắc 5W1H (bạn sẽ bán cái gì, cho đối tượng nào, bán khi nào, ở đâu, lý do khách hàng nên mua sản phẩm và bạn sẽ bán hàng như thế nào).
- Bước 7: Lập kế hoạch tài chính. Bạn sẽ cần bao nhiêu tiền để mở cửa hàng phụ kiện điện thoại, chi tiêu số tiền đó ra sao, cho những khoản nào, khi nào thì thu vào,…
- Bước 8: Lập kế hoạch nhân sự. Tùy vào quy mô cửa hàng mà bạn sẽ cần thuê thêm nhân viên để hỗ trợ quá trình kinh doanh.
- Bước 9: Thực hiện kế hoạch theo từng bước đã vạch sẵn, luôn bám sát kế hoạch đồng thời linh hoạt theo sự thay đổi của thị trường.
#2. Chuẩn bị một nguồn vốn tương đối
Sau khi lập kế hoạch kinh doanh, việc tiếp theo bạn cần là nguồn vốn tương đối lớn để có thể chi trả cho toàn bộ chi phí cần thiết. Tùy vào số vốn bạn có mà quy mô cửa hàng sẽ thay đổi.
- Có 20 – 50 triệu đồng bạn nên mở cửa hàng quy mô nhỏ, trích ra 10 – 15 triệu đồng để nhập hàng, số tiền còn lại để thuê mặt bằng hoặc bán online và cho vào quỹ dự phòng.
- Có 50 – 100 triệu đồng mở cửa hàng quy mô vừa là có thể. Bạn sẽ trích ra 20 – 30 triệu đồng để nhập các sản phẩm cơ bản và đang “hot” trên thị trường. Số tiền còn lại đầu tư cho mặt bằng, trang trí và chạy quảng cáo online.
- Có 100 – 200 triệu đồng lúc này việc kinh doanh của bạn sẽ dễ dàng hơn. Bạn có thể nhập đa dạng mặt hàng từ ốp da, ốp lưng, tai nghe, loa, sạc dự phòng, gậy tự sướng,… trong khoảng tiền 30 – 50 triệu. Số vốn còn lại dành cho mặt bằng rộng rãi hơn, thuê nhân viên, làm website, fanpage và quảng cáo để thu hút khách hàng.
#3. Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh đẹp, hút khách
Trong thời đại kinh doanh trực tuyến đang bùng nổ thông tin, việc có một vị trí đẹp đặt cửa hàng không còn là gánh nặng như trước. Tuy nhiên muốn như thế bạn sẽ phải đầu tư mạnh vào ngân sách marketing, bán online và mặt bằng lúc này không cần quá cầu kỳ.
Nhưng nếu bạn xác định bán chủ yếu bằng hình thức offline (bán tại quầy) thì việc tìm kiếm mặt bằng tốt quyết định tới 70% thành công của bạn. Hãy chọn đặt cửa hàng tại vị trí trung tâm, gần đường lớn, trong khu vực đông dân hay các khu chợ, trường học,… Với diện tích khoảng 12 – 15m2 là bạn đã có thể mở một cửa hàng phụ kiện điện thoại cho mình rồi.
#4. Xác định mặt hàng và tìm kiếm nguồn nhập uy tín, giá tốt
Ở bước chuẩn bị này bạn sẽ cần quan tâm đến đối tượng khách hàng đã xác định từ lúc lập kế hoạch kết hợp với xu hướng sản phẩm hiện hành để nhập những mặt hàng hút khách.
- Nếu có số vốn nhỏ bạn nên nhập những mặt hàng đang là “hot trend” (được ưa chuộng nhất) để tăng khả năng bán hàng, các loại như ốp lưng, iring, tripod, miếng dán điện thoại,…
- Với số vốn lớn hơn bạn nên nhập toàn bộ những phụ kiện cơ bản của điện thoại, càng đa dạng càng tốt và đừng quên nhập những mẫu mới nhất, bắt “trend” các sản phẩm đang bán chạy nhé!
#5. Đăng ký kinh doanh và các thủ tục pháp lý cần thiết
Đây là khâu cuối cùng nhưng quan trọng nhất trước khi bạn muốn buôn bán bất cứ sản phẩm gì tại Việt Nam, kể cả phụ kiện điện thoại. Theo quy định tai Nghị định 78/2016/NĐ-CP kinh doanh phụ kiện điện thoại bạn cần đăng ký thành lập hộ kinh doanh có ngành nghề buôn bán phụ kiện điện thoại với cơ quan chức năng. Chỉ khi có giấy phép kinh doanh bạn mới hợp pháp buôn bán trên lãnh thổ Việt Nam.
Đồng thời, các sản phẩm phụ kiện điện thoại nếu bạn nhập từ nước ngoài về hay tự sản xuất trong nước đều cần phải làm thủ tục công bố sản phẩm trước khi cung cấp đến tay khách hàng. Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP nếu chủ kinh doanh vi phạm không đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sẽ phải chịu phạt lên tới 40 triệu đồng.
Do đó để công khai minh bạch và tạo uy tín lâu dài bạn hãy tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh nói chung và mở cửa hàng phụ kiện điện thoại nói riêng nhé!
Hé lộ cách trang trí cửa hàng tạo ấn tượng mạnh cho khách hàng
Để thu hút và tạo ấn tượng ngay từ lần đầu với khách hàng, bên cạnh yếu tố về sản phẩm, giá cả, thái độ nhân viên, vị trí cửa hàng,… bạn cũng cần quan tâm đến cách trang trí và đặt biển hiệu.
- Hãy tạo ra bộ nhận diện thực sự độc đáo bằng logo, tên quán, màu sắc chủ đạo của cửa hàng và đồng bộ hóa trên mọi sản phẩm trang trí, ấn phẩm truyền thông, màu sơn, card visit,…
- Bày biện sản phẩm một cách khoa học, phân loại rõ ràng. Nên bố trí và đánh tên cho từng khu vực để khách hàng dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn.
- Chọn phong cách cửa hàng phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu:
- Đối tượng là công nhân viên chức, người đứng tuổi nên chọn phong cách sang trọng, màu sắc nhã nhặn không quá phô trương. Sản phẩm cũng cần chất lượng và cao cấp hơn.
- Đối tượng là sinh viên, học sinh, những người trẻ nên chọn màu sắc cá tính, ấn tượng, bắt mắt. Không gian trưng bày nên trang trí thêm các hình ảnh ngộ nghĩnh, sản phẩm ở mức giá vừa phải,…
Kết luận: Có thể nói để mở cửa hàng phụ kiện điện thoại và duy trì phát triển không khó nếu bạn đã có sự chuẩn bị kỹ càng ngay từ đầu. King hy vọng có thể góp một phần nhỏ trong quá trình tạo lập nền tảng đó cùng bạn. Chúc các bạn có một khởi đầu thuận lợi!