Trong mảng tài chính, khi tham gia kiếm tiền cùng Affiliate marketing, bạn chắc hẳn sẽ gặp rất nhiều thuật ngữ như CPA, CPS, CPL,… nhưng liệu bạn đã nắm rõ ý nghĩa của các thuật ngữ khi tham gia affiliate marketing ngách tài chính hay chưa? Để hiểu rõ các thuật ngữ trên, hãy cùng King tìm hiểu về các hình thức hoa hồng này nhé!
Contents
1. Các hình thức hoa hồng phổ biến hiện nay
1.1 Hình thức hoa hồng CPC
Đây là hình thức hoa hồng cơ bản nhất của Affiliate Marketing, trong đó hoa hồng sẽ được trả khi khách hàng thực hiện click vào website của Nhà cung cấp thông qua quảng cáo của Publisher. Chi phí hoa hồng sẽ được tính dựa trên số lượng click, ví dụ: 500đ/click.
CPC là hình thức dễ dàng gian lận nhất do nhà phân phối có thể tự click vào link tiếp thị để nhận hoa hồng, vì vậy hình thức này không còn được sử dụng nhiều trong Affiliate Marketing.
1.2 Hình thức hoa hồng CPS
CPS là hình thức hoa hồng Affiliate Marketing hiện đại nhất và bền vững nhất cho cả nhà cung cấp và nhà phân phối, với nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Với hình thức này, hoa hồng chỉ được trả khi khách hàng phát sinh giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ từ các nhà cung cấp.
Do hoa hồng được tính với mỗi giao dịch mua bán thành công, vậy nên CPS là hình thức tiếp thị liên kết đảm bảo công bằng và lợi nhuận cho cả hai bên, tránh được các vấn đề gian lận. Vì vậy CPS hiện là xu thế được ưa chuộng nhất hiện nay khi tham gia Affiliate Marketing.
1.3 Hình thức hoa hồng CPA
Là hình thức hoa hồng phổ biến nhất trong mô hình Tiếp thị liên kết. Publisher sẽ được trả hoa hồng khi khách hàng thực hiện một hành động cụ thể được yêu cầu bởi nhà cung cấp thông qua quảng cáo của Publisher. Hành động này có thể là: mua hàng, điền form khảo sát, cài đặt ứng dụng…
1.4 Hình thức hoa hồng CPO
Là hình thức hoa hồng nhận được khi khách hàng đặt hàng thành công trên website của Advertiser. CPO sẽ phù hợp hơn với những ngành hàng cần sự tư vấn trước khi quyết định mua hàng, đó chính là lĩnh vực làm đẹp, sức khỏe.
Trên đây là một số hình thức hoa hồng phổ biến áp dụng trên nhiều lĩnh vực ngành hàng. Đối với tài chính, hình thức hoa hồng có sự xuất hiện của một số hình thức khác, như sau:
2. Các hình thức hoa hồng affiliate marketing ngách tài chính (Fintech)
2.1 Hình thức hoa hồng CPL:
Khái niệm: CPL là tên viết tắt của Cost-Per-Lead, là hình thức hoa hồng cho mỗi lead . Lead ở đây là lead đơn thuần, những người quan tâm đến sản phẩm và điền thông tin (tên, số điện thoại, email…)
Ưu điểm: Thứ nhất, tỷ lệ chia sẻ hoa hồng của hình thức trên cao hơn CPM (Cost per Mile), CPC (Cost per Click). Thứ hai, CPL không yêu cầu đơn hàng phải thành công, chỉ cần khách hàng hoàn thiện thông tin trên các mẫu theo đúng yêu cầu của Nhà cung cấp, Publisher đã dễ dàng nhận được hoa hồng.
2.2 Hình thức hoa hồng CPQL
Khái niệm: CPQL là tên viết tắt của Cost-Per-Qualified-Lead, hoa hồng ghi nhận cho mỗi lead khách hàng tiềm năng chất lượng. Qualified lead ở đây là warm lead, qualified lead, những lead có sự quan tâm và nhu cầu mua sản phẩm, dịch vụ rất mạnh mẽ.
Ưu điểm: Tỷ lệ hoa hồng của hình thức này cao hơn cả CPL vì thông tin khách hàng nhiều hơn, chi tiết và chất lượng hơn. Hơn nữa, khách hàng này không nhất thiết phải ra đơn hàng thành công như CPS.
2.3 Hình thức hoa hồng CPA
Khái niệm: CPA là viết tắt của cụm từ Cost-per-action nghĩa là hoa hồng phát sinh trên một lần thực hiện hành động. CPA bao gồm các hình thức tính phí sau:
CPL (Cost per Lead): Hình thức tính phí quảng cáo khi khách hàng điền thông tin vào các mẫu trên website theo đúng yêu cầu của Nhà cung cấp.
CPS (Cost per Sale): Hình thức tính phí quảng cáo khi khách hàng thực hiện thành công các hành vi mua hàng trực tuyến của Nhà cung cấp.
CPI (Cost per Install): Hình thức tính phí quảng cáo khi khách hàng thực hiện cài đặt các ứng dụng của Nhà cung cấp.
2.4 Hình thức hoa hồng CPI:
Khái niệm: CPI là tên viết tắt của Cost-per-install, hoa hồng ghi nhận cho mỗi lead khách hàng cho mỗi lần cài đặt phần mềm (app)
Ưu điểm:
Hoa hồng hình thức này cao hơn chạy CPC hoặc CPM, dễ dàng tìm kiếm khách hàng và hướng dẫn cài đặt app
Các chiến dịch CPA đã hợp tác của MasOffer Fintech: Ví điện tử Smartpay
2.5 Hình thức hoa hồng CPR:
Khái niệm:
CPR là hình thức hoa hồng mới nhất trong affiliate marketing, là hoa hồng nhận được cho mỗi khách hàng thật và có nhu cầu sử dụng dịch vụ từ Mobile App. Hình thức này giúp tăng cường độ nhận diện thương hiệu và tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng sử dụng app.
Ưu điểm:
Giúp tối đa phạm vi tiếp cận người dùng ứng dụng, giúp thu hút người dùng thật.
2.6 Hình thức hoa hồng CPS
Khái niệm:
Là viết tắt của Cost-Per-Sale, hình thức hoa hồng nhận được khi đơn hàng thành công. Đối với các sản phẩm tài chính, sản phẩm thành công là khi khách hàng đăng ký vay thành công và được giải ngân khoản vay từ đối tác.
Ưu điểm:
Hoa hồng hình thức này là cao nhất, tuy nhiên mức độ chuyển đổi này là khó nhất.
Các chiến dịch CPS đã hợp tác của MasOffer Fintech: Tamo, Senmo, Tiền Ơi, Mcredit, F88, MAFC, Cash24, Moneyveo, Cashberry, Vamo, Đồng Shop Sun,…
3. Hình thức kết hợp
CPL + CPS: là hình thức hoa hồng kết hợp giữa 2 hình thức CPL, CPS. Hoa hồng sẽ được ghi nhận khi khách hàng điền thông tin đăng ký gói vay, lúc này Nhà phân phối sẽ nhận được tiền hoa hồng theo CPL, nếu khách hàng của những đơn đăng ký này giải ngân thành công, Nhà phân phối sẽ nhận thêm tiền hoa hồng bonus theo CPS
Ví dụ: Bạn đăng ký vay tại Tiền Ơi, nếu khách hàng đăng ký thông tin thành công, bạn được nhận hoa hồng là 18k/CPL, nếu khách hàng được giải ngân khoản vay thành công thì hoa hồng nhận thêm CPS là 260k, như vậy bạn nhận tổng cộng hoa hồng là 278k/(CPL+CPS)
CPQL + CPS: tương tự, là hình thức hoa hồng kết hợp giữa 2 hình thức CPQL, CPS. Hoa hồng sẽ được ghi nhận khi khách hàng điền thông tin đăng ký gói vay (đơn này với nhiều thông tin của khách hàng hơn, lead này là lead của khách hàng tiềm năng chất lượng), lúc này Nhà phân phối sẽ nhận được tiền hoa hồng theo CPQL, nếu khách hàng của những đơn đăng ký này giải ngân thành công, Nhà phân phối sẽ nhận thêm tiền hoa hồng bonus theo CPS
4. Hoa hồng ghi nhận cho từng hình thức
Nếu các bạn đang bắt đầu tìm hiểu kiếm tiền online cùng affiliate marketing ngách tài chính, thì không thể bỏ qua phần hoa hồng vô cùng hấp dẫn của các chiến dịch tài chính này rồi
Sau đây, mình sẽ gợi ý cho các bạn một số mức hoa hồng của các chiến dịch hấp dẫn, nhiều nhà phân phối đang chạy và có doanh thu ổn định nếu không muốn nói là rất cừ
CPL: Từ 9,2k đến 160k như chiến dịch: Senmo CPL (9,2k-48,3k); Cầm Đồ Nhanh (18,9k); Takomo (23,8k); Robocash (39k); Uniloan (60k); Moneycat (67k); Tima (80,5k); Avay (160k)
CPQL: hoa hồng hình thức này cao hơn CPL, cụ thể như: ATM Online (49k); Oncredit App (48k); Oncredit Web (37,52k – 84k); Jeff App (115k);
CPS: đây là hình thức có hoa hồng cao nhất trong các hình thức, bạn tham khảo một số chiến dịch như: F88 (160k); Mcredit (0,96% trên khoản vay); MAFC (1,4% khoản vay); Tamo (228,83k – 320k); Senmo (310k); Cash24 (237,6k); Moneyveo (160k); Cashberry (56k); Vamo (220k); VIB Thẻ One PLus (210k); Đồng Shop Sun (310k)
5. Các mảng sản phẩm của ngách Fintech
Tính đến thời điểm hiện tại, MasOffer Fintech đang có những chiến dịch thuộc một số mảng như sau: Vay ngang hàng (P2P lending) theo các hình thức CPL, CPQL, CPA, CPS; Tài chính – Ví thanh toán; Tài chính – Banking; Bảo hiểm; và thị trường này sẽ còn mở rộng thêm các sản phẩm của ngân hàng, công ty tài chính, công ty Fintech
Theo báo cáo uy tín thị trường Fintech Việt Nam từ Fintech Landscape 2020, sau đây là dự đoán các sản phẩm tiềm năng sẽ phát triển tại thị trường Việt Nam: P2P lending, Payment, Digital banking, Insurtech, Wealth management, Credit scoring/ Data management, Comparison, SME finance, Blockchain/Crypto,… Như vậy, đây là một thị trường xu hướng rất hấp dẫn, bạn hoàn toàn yên tâm vùng vẫy tìm kiếm khách hàng và mang lại hoa hồng.