Đặc biệt khi đối tượng mục tiêu của nhiều lĩnh vực đang ngày càng ‘trẻ hóa’, Tik Tok càng khẳng định được ưu thế của mình trong việc truyền tải thông điệp một cách tự nhiên không gây khó chịu tới người dùng! Cùng tìm hiểu thêm về những ưu nhược điểm của các dạng quảng cáo TikTok sau nhé!
Contents
Các dạng quảng cáo Tiktok: In-feed ads
In-feed ads là hình thức quảng cáo được phân phối giữa các video hiển thị trên cuộn tin trang. Nếu TikTok là nền tảng còn khá lạ lẫm với bạn thì một cách dễ hiểu, hình thức quảng cáo này khá tương tự những quảng cáo tiếp cận tới bạn khi đang xem story của Instagram.
Thường thì In-feed ads có thể được chia làm 2 dạng chính:
- Direct native ad: dùng để gia tăng lượt xem và tương tác với những video tương tự của thương hiệu trên Tiktok
- Direct diversion ad: Điều hướng về trang chủ.
Ưu điểm của hình thức này là chi phí khá tốt, dễ ứng dụng cho những thương hiệu có ngân sách nhỏ. Đây cũng là ‘sân chơi’ cho khả năng sáng tạo của thương hiệu và cũng là ‘khu vực’ doanh nghiệp có thể giăng bẫy với nhiều Call-to-action khác nhau trong khoảng thời gian từ 9-15 giây – chẳng hạn mua ngay, tải app ngay, ghé thăm website doanh nghiệp!
Tuy nhiên cũng như những video khác trong cuộn tin, quảng cáo của bạn cũng có thể bị ‘lướt’ qua rất nhanh. Bởi vậy, để khai thác hiệu quả hình thức này, trong 2-3 giây đầu tiên thương hiệu phải bắt đầu từ ‘cao trào’ để ngăn người bỏ qua!
Ngoài ra nếu có đủ ngân sách, doanh nghiệp có thể tận dụng các influencer để tăng khả năng điều hướng hành động của người dùng. Các nhãn hàng thời trang, mỹ phẩm hay các sản phẩm có độ trực quan cao là một trong những lĩnh vực mà vai trò của influencer có ảnh hưởng khá tốt mà thương hiệu có thể cân nhắc!
Xem Thêm >>SEO Youtube là gì? Hướng dẫn từ a-z cách SEO Youtube vô cùng hiệu quả.
Các dạng quảng cáo Tiktok: Brand take over
Mở ứng dụng TikTok lên và quảng cáo ngay lập tức xuất hiện tràn màn hình trong 5 giây, brand take over là một trong những định dạng được săn đón và sử dụng nhiều nhất tại TikTok. Tuy nhiên để ‘chen một chân’ tới vị trí này, thương hiệu cần làm việc trực tiếp với TikTok bởi số lượng hiển thị của hình thức trên là có giới hạn mỗi ngày.
Không chỉ hiển thị khi khởi động ứng dụng, định dạng quảng cáo này cũng có thể xuất hiện ở cuộn trang tin dưới dạng gif hoặc tĩnh để dẫn dắt người dùng đến trang chủ hoặc khuyến khích tham gia các trào lưu mới dưới dạng hashtag challenge.
Điểm đặc biệt của định dạng quảng cáo TikTok này là sự cam kết: trong một ngành hàng, mỗi người dùng không nhìn thấy 1 quảng cáo 1 lần duy nhất trong cùng một ngày. Nhiều người xem hơn, ít cạnh tranh hơn, brand take over là hình thức ít ai ‘bàn cãi’ về tính hiệu quả trong việc nâng cao độ nhận diện thương hiệu khi doanh nghiệp đang ‘một mình chiếm sóng’. Tuy nhiên, ‘đặc quyền’ luôn đi kèm ‘cái giá’, và chi phí để đặt chỗ cho các định dạng brand take over thì không hề rẻ!
Xem Thêm >>Viết content SEO là gì? Những điều cần biết khi làm Content Writer.
Các dạng quảng cáo Tiktok: Hashtag challenge
Đây cũng là định dạng quảng cáo làm nên sự độc nhất của TikTok. Và nếu bạn có tìm hiểu TikTok, chắc hẳn sẽ gặp không ít các ‘thử thách’ trong quá trình lướt video.
Hashtag challenge là định dạng quảng cáo TikTok được hình thành bởi 2 yếu tố: sự sáng tạo trong các trào lưu thương hiệu tạo ra cùng sự lan tỏa thông qua các influencer. Tuy nhiên để triển khai, doanh nghiệp buộc làm việc trực tiếp thông qua TikTok. Dù kết nối trực tiếp với các influencer để tuyên truyền cho thử thách thương hiệu, độ phủ của thử thách cũng sẽ bị TikTok ‘bóp nghẹt’ hoặc chỉ giới hạn trong lượng fan của influencer được thuê vì vi phạm điều khoản.
Khi click vào hashtag challenge, ngay lập tực người dùng sẽ được đưa về trang chủ với logo, link dẫn về website, mô tả thử thách và những video nổi bật. Thế nhưng trước khi sa đà vào những trải nghiệm vui, thú vị, doanh nghiệp nên xem xét lại mục tiêu ban đầu – tăng độ nhận diện thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới hay lead, để đánh giá về tính phù hợp của hình thức này!
Các dạng quảng cáo Tiktok: Branded Effect
Đây là định dạng quảng cáo không nền tảng nào có thể thay thế. Bằng cách làm việc chặt chẽ với TikTok để tạo ra các hiệu ứng dành riêng cho thương hiệu, bạn có thể khiến sản phẩm của mình xuất hiện một cách tự nhiên hơn.
Và hình thức này sẽ càng hiệu quả hơn khi được kết hợp với hashtag challenge. Thử nghĩ nhé, sẽ thế nào khi bạn tạo ra các hiệu ứng và thử thách khiến khách hàng nhìn như đang sử dụng sản phẩm của mình – quẹt son chẳng hạn?!
Để triển khai quảng cáo brand effect lại không dễ dàng như các định dạng quảng cáo TikTok khác khi thương hiệu phải triệu một khoảng tiền nhất định trên nền tảng này. Vậy nên nếu mới bắt đầu tham gia vào sân chơi này, đây vẫn là một hình thức tạm thời chưa thể triển khai đối với mọi thương hiệu.