Không chỉ nổi tiếng thông minh, người Do Thái còn là chủng tộc sản sinh ra rất nhiều tỷ phú trên thế giới như Larry Ellison, Michael Bloomberg, Michael Dell,… Vậy bí kíp gì giúp họ trở nên giàu có như vậy? Cùng tham khảo video này ngay nhé!
Bạn có biết, 11,6% tỷ phú thế giới là người Do Thái? Vậy nhờ vào đâu mà họ lại trở thành những cá nhân ưu tú như vậy?
Chắc chắn không thể phủ nhận được sự thông minh bẩm sinh của họ, nhưng để duy trì sự giàu có, họ còn cần các yếu tố khác như: kỹ năng sống, trí tuệ kinh doanh, kỹ năng kiếm tiền,… Không một người nào kiếm tiền nhanh mà không quan tâm đến những yếu tố này. Chỉ cần nắm được Những bí kíp sau đây của người Do Thái, chắc chắn bạn sẽ trở thành một bậc thầy trong việc quản lý tài chính, giúp tài sản của bạn ngày một sinh sôi nảy nở.
Contents
- 1 1. Coi trọng thông tin
- 2 2. Coi trọng khế ước
- 3 3. Trí tuệ là chìa khóa thành công
- 4 4. Mượn thế mượn lực
- 5 5. Kiên trì nguyên tắc “Lợi nhuận cao mới kiếm được nhiều tiền”
- 6 6. Cần kiệm, chăm chỉ
- 7 7. Quý trọng thời gian
- 8 8. Kiếm tiền hơn tiết kiệm
- 9 9. Tích lũy hơn giữ tiền
- 10 10. Giữ chắc vốn gốc
- 11 11. Kinh buôn 3 tháng
- 12 12. Bí kíp 1 + 1 > 2
- 13 13. Mở rộng quan hệ
- 14 14. Cân đối chi tiêu
1. Coi trọng thông tin
Trong thời đại này, quan tâm tới thông tin tức là quan tâm tới tiền bạc. Coi trọng thông tin có thể giúp bạn thành công. Thông tin là nguồn sức mạnh mang tính quyết định trong thời đại này. Những người kịp thời nắm bắt thông tin đồng nghĩa với việc có được của cải tài sản. Thông tin là người dẫn đường, nhà lãnh đạo của sự giàu có.
Người Do Thái coi thông tin quan trọng hơn tất cả. Chú trọng thông tin, nghiên cứu thông tin là một trong những thủ đoạn giúp người Do Thái có được thành công. Họ thường căn cứ trên những nguồn thông tin đầu tiên, nhanh chóng tấn công.
Khi người khác vẫn còn đang mông lung, thì họ sớm đã kiếm được rất nhiều tiền. Khi người khác bắt đầu tỉnh táo thì họ sớm đã kết thúc trận trường. Đợi đến khi người khác tiến vào chỉ còn nước giúp người Do Thái thu dọn chiến trường mà thôi.
2. Coi trọng khế ước
Người Do Thái từ nhỏ đã tiếp nhận nền giáo dục Talmud. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ khế ước một cách nghiêm ngặt và sâu sắc. Trong giới kinh doanh toàn cầu, sự trọng tín tuân thủ khế ước của người Do Thái đã trở thành thương hiệu.
Ký kết khế ước với người Do Thái đồng nghĩa với việc có được sự bảo đảm chắc chắn mà không cần phải nghi ngờ bất cứ thứ gì.
Người Do Thái một khi đã ký kết hợp đồng, dù xảy ra vấn đề gì cũng tuyệt đối không hủy hợp đồng. Người Do Thái không những tự mình tuân thủ khế ước mà cũng yêu cầu đối phương tuân thủ khế ước một cách nghiêm ngặt.
Việc người Do Thái tuân thủ khế ước gần như đạt mức khiến người khác phải giật mình.
Trong quá trình kinh doanh, buôn bán người Do Thái không bao giờ nhường nhịn. Nhưng đứng trước khế ước, hợp đồng, dù phải chịu thiệt thòi họ vẫn tuyệt đối tuân thủ. Điều này khiến họ có được danh tiếng lẫy lừng.
Trong mắt người Do Thái, khế ước, hợp đồng là lý do tồn tại của họ. Nếu không tuân thủ hợp ắt sẽ gặp phải tai nạn. Do vậy, họ kinh doanh thật thà, không lừa dối, tuân thủ hợp đồng.
Bởi thật thà là luật pháp kinh doanh tối cao nhất. Giao dịch bình đẳng, mọi việc công minh ắt sẽ thu được nhiều lợi ích thực tế cao nhất.
3. Trí tuệ là chìa khóa thành công
Nếu bạn hỏi người Do Thái thứ gì quan trọng nhất. Câu trả lời chắc chắn sẽ là trí tuệ. Người Do Thái rất sùng bái trí tuệ. Họ cho rằng, tri thức dĩ nhiên rất quan trọng nhưng nó dùng để rèn luyện trí tuệ. Trí tuệ là tài sản đi cùng bạn cả đời. Nó luôn giúp đỡ và bảo vệ bạn.
Nhưng tri thức lại khác, nó có thể mang lại sự may mắn và của cải cho bạn.
Nhưng nó sẽ không thể phát huy tác dụng như vậy mãi mãi. Bởi tri thức sẽ dần bị cũ đi theo thời gian. Còn trí tuệ mới là của cải thực sự, quý hơn cả tiền vàng.
Người Do Thái cho rằng, trí tuệ có trí tuệ sống và trí tuệ chết. Trí tuệ chỉ khi phát huy được hiệu quả thực tiễn mới là trí tuệ thực sự. Trí tuệ như vậy mới là quan trọng nhất.
Trong con mắt của người Do Thái tiền bạc và trí tuệ không bao giờ mâu thuẫn lẫn nhau. Chúng có thể kết hợp một cách hoàn hảo với nhau.
4. Mượn thế mượn lực
Người Do Thái nói rằng, giá trị của bạn là cái đầu chứ không phải cánh tay. Người Do Thái giàu có không chỉ bởi lượng của cải lớn hiện có trong tay của họ mà là họ vốn có một cái đầu biết kiếm tiền. Họ dựa vào cái đầu để làm giàu.
Nguyên tắc kinh doanh của người Do Thái đó là: với tư cách là người kinh doanh, nhiệm vụ của họ đó là tìm đủ mọi cách để xây dựng một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo. Việc còn lại để người khác làm, bản thân họ chỉ đợi để kiếm tiền.
Người Do Thái biết tận dụng nguồn tài nguyên để kinh doanh.
Tất cả đều nhờ “vay mượn”. Mượn tiền vốn, mượn công nghệ kỹ thuật, mượn nhân tài…
Thế giới này vốn đã chuẩn bị đủ tất cả những nguồn tài nguyên mà bạn cần. Việc bạn cần làm đó là chỉ thu thập nó lại mà thôi. Đồng thời vận dụng trí tuệ tổ hợp chúng lại với nhau một cách hữu cơ. Đây chính là cách tư duy kinh doanh, kiếm tiền của người Do Thái.
Người Do Thái cũng biết các tận dụng thế lực của người khác. Là cao thủ trong việc sử dụng trí tuệ của người khác. Họ biết rằng, không có bất cứ sự nghiệp nào là một bước lên trời cả.
Nhưng có rất nhiều cách để lên trời. Nếu phương pháp phù hợp, đường tới thành công sẽ nhanh và tiết kiệm sức lực hơn. Khéo léo mượn thế mượn lực là một trong những bí quyết lớn để thành công.
5. Kiên trì nguyên tắc “Lợi nhuận cao mới kiếm được nhiều tiền”
Lợi ít bán nhiều là nguyên tắc kinh doanh kiên cố không thể phá vỡ của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng người Do Thái lại hoàn toàn ngược lại. Khẩu hiệu của họ đó là “phải có lợi nhuận cao mới kiếm được nhiều tiền”. Kết quả là họ kiếm được nhiều tiền hơn so với các dân tộc và quốc gia khác.
Người Do Thái cho rằng, giữ giá thấp chứng tỏ bạn không tự tin vào sản phẩm của mình. Dù chỉ là một tờ tiền mệnh giá 1 đô, người Do Thái cũng có thể bán được nó với giá 2 đô, thậm chí là 10 đô. Họ tuyệt đối không bán hàng hóa của mình với giá thấp. Đó là tín điều của người Do Thái.
Người Do Thái cho rằng, kết quả của việc cạnh tranh lợi nhuận thấp đó là: một lượng lớn nhà sản xuất sẽ bị đóng cửa. Hơn nữa không gian sinh tồn của mọi người sẽ ngày càng khó khăn.
Do vậy người Do Thái kiên quyết không kinh doanh lợi ít bán nhiều. Họ kinh doanh những thứ có lợi nhuận cao phù hợp. Trong việc lựa chọn ngành nghề, họ cũng rất anh minh. Họ luôn lựa chọn kinh doanh những sản phẩm tiêu dùng đắt đỏ.
6. Cần kiệm, chăm chỉ
Phương pháp sinh tồn của người Do Thái đó là xây dựng thói quen cần kiệm. Trong gia đình người Do Thái, cha mẹ rất chú trọng tới việc bồi dưỡng tinh thần cần kiệm cho con cái của họ. Họ cho rằng, đấng tối cao luôn ban cho người cần cù những danh dự và phần thưởng tối cao nhất. Còn những người lười nhác sẽ không được nhận bất cứ món quà nào.
Người Do Thái sùng bái công việc. Họ ghét việc nhàn rỗi cả ngày, không có việc gì làm, lang thang khắp nơi. Họ cho rằng đó là điều khiến họ cảm thấy khó chịu nhất.
Thay vào đó, họ yêu thích cách làm việc căng thẳng và chăm chỉ.
Người Do Thái là chủng tộc nỗ lực cao nhất trên thế giới này. Tinh thần ngoan cường này đã tạo ra không biết bao nhiêu tỷ phú người Do Thái. Những nhân vật kiệt xuất đó không ai là không có tinh thần phấn đấu quên mình.
Người Do Thái gần như là một nhóm người làm việc không biết ngừng nghỉ, mệt mỏi. Họ có thể làm việc lâu dài trong điều kiện làm việc nặng nhọc mà không oán thán bất cứ một lời nào.
7. Quý trọng thời gian
Người Do Thái biết cách tận dụng và nắm bắt thời gian. Một người kinh doanh muốn kiếm tiền. Đầu tiên phải biết cách sắp xếp thời gian một cách hợp lý. Như vậy mới có thể tập trung trí lực để kinh doanh. Người Do Thái rất coi trọng thời gian. Trong công việc họ luôn tranh thủ từng giây.
Trong mắt họ, thời gian như một loại hàng hóa, là vốn để kiếm tiền. Có thể sản sinh lợi nhuận. Do vậy, mất mát thời gian đồng nghĩa với việc mất mát hàng hóa hay chính là mất mát bạc.
Nhân sinh quan của người Do Thái đó là cuộc đời giống như việc chúng ta giành giật đồ đạc từ trong đám cháy. Chúng ta cứu được càng nhiều đồ, cuộc đời chúng ta sẽ càng có giá trị hơn. Châm ngôn kinh doanh của người Do Thái đó là: giao dịch trong khoảng thời gian hai đoàn tàu ngược chiều giao nhau. Lấy tiền bạc mua thời gian, dùng trí tuệ trao đổi hiệu suất.
8. Kiếm tiền hơn tiết kiệm
Hãy kiếm thêm tiền trước khi nghĩ đến tiết kiệm. Đọc đến câu này hẳn bạn lại nghĩ đến câu chuyện thời xa xưa được người Do Thái truyền miệng đến tận bây giờ.
Có một câu hỏi mà người Do Thái luôn truyền tai nhau qua bao đời rằng: “Người nghèo cần gì nhất”?
Và nhận được rất nhiều câu trả lời “Cần tiền nhất”.
Nhưng đáp án lại không phải vậy.
Họ cần KHÁT VỌNG KIẾM TIỀN nhất.
Quả thật là như vậy, tiết kiệm tiền không bằng kiếm tiền. Có kiếm thì mới dám tiêu, không phải nhịn ăn để tiết kiệm, như vậy bạn chỉ tiết kiệm cho đói khổ, bệnh tật mà thôi. Nhiều người chỉ thấy than vãn về việc thu nhập thấp mà không thấy đề cập gì đến việc họ đã làm gì để tăng thu nhập lên? Chính vì thế mà cuộc đời của họ cứ giậm chân tại chỗ với mức thu nhập 5 – 6 triệu/ tháng. Thực tế cho thấy, những người dám tiêu tiền, có tham vọng giàu sang thì họ sẽ có động lực để kiếm tiền.
9. Tích lũy hơn giữ tiền
Người Do Thái quan niệm, không được để tiền ngủ yên mà phải luôn tìm cách để “tiền đẻ ra tiền”. Bằng sự thông minh trời phú và đầu óc nhạy bén, người Do Thái dùng đồng vốn để tạo thêm nhiều đồng lời thông qua đầu tư. Cách thứ hai, dễ dàng hơn, họ sẽ mang tiền đi tích lũy để sinh lời nhàn rỗi.
10. Giữ chắc vốn gốc
Có quan niệm cho rằng làm bao nhiêu cứ hưởng hết bấy nhiêu, chuyện tương lai cần gì phải lo đến. Đa phần quan niệm này xuất phát từ một số bộ phận người trẻ, họ chọn sống hoang phí ở hiện tại, còn tương lai từ từ tính tiếp.
Điều này hoàn toàn trái ngược với người Do Thái, họ quan niệm có thể cho nhau vay thóc, chứ không thể đem thóc giống ra mà ăn. Nhất thiết phải làm cho tiền đẻ ra tiền, tiền cũng giống như một loại hạt giống để làm ra nhiều tiền hơn nữa, vì thế họ kinh doanh rất thận trọng, không phí đồng tiền, tránh dùng đồng tiền vào những việc vô nghĩa.
Cốt lõi của việc “giữ chắc vốn gốc” là phải giữ chắc vốn liếng rồi từ đó phát triển với vốn lớn hơn nữa. Đó cũng chính là nguyên tắc nền trong việc sản sinh dòng tiền đấy!
11. Kinh buôn 3 tháng
Có một quan niệm mà người Do Thái luôn tuân thủ đó là: “Bất kể bạn buôn bán, kinh doanh mặt hàng nào thì cần ít nhất là 3 tháng để kiên trì, theo đuổi mục tiêu. Trong 3 tháng đó, thậm chí bị thua lỗ cũng phải dốc sức ra đi làm.”
Trong làm ăn, buôn bán là thế, nếu bạn muốn gặt hái được quả ngọt thì bạn đều phải trải qua những khó khăn và gian nan. Đừng thấy khó khăn mà bắt đầu nản, thành quả tốt đều bắt đầu bằng sự cố gắng và bền bỉ. Biết đâu trong 3 tháng đó mới chính là cơ hội sản sinh ra những cơ hội lớn nhất của một vụ đầu tư.
Vì vậy, để kiếm được nhiều tiền, bạn chẳng có cách nào khác ngoài việc tự vươn lên bằng trí óc, sự nhẫn nại và thời gian bạn dành cho phi vụ làm ăn ấy.
12. Bí kíp 1 + 1 > 2
Đọc đến đây, chắc hẳn bạn cũng thắc mắc tại sao 1+1 > 2. Một ví dụ nho nhỏ về gia đình sau ở Do Thái sẽ giúp bạn hiểu hơn:
Người cha nói với người con: “Hãy biến một cân đồng từ 200 ngàn thành 300 ngàn. Thay vì con chỉ để nguyên đồng thô sơ, con hãy biến chúng thành các đồ dùng có giá trị sử dụng như: móc khóa, đồ vịn cửa tay, các vật dụng trang trí khác. Hãy biến đổi loại hình sản phẩm để tăng số lượng tiền thu về.”
Cậu bé năm xưa chẳng mấy chốc đã trở thành một chủ tịch lớn có tiếng.
Đúng như vậy, giá trị thực sự không nằm ở bản thân sự vật mà nằm ở việc con người biết vận dụng đầu óc, trí tuệ sử dụng vật đó để kiếm tiền như thế nào. Như câu chuyện trên, khi tất cả mọi người cho rằng 1 + 1 = 2 thì bạn nên kiên trì quan điểm của mình 1 + 1 > 2.
13. Mở rộng quan hệ
Ông cha ta thuở xưa thường dạy rằng:
“Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”
“Ở với hổ sẽ được học cách săn mồi, ở với ếch thì chỉ nhìn đời qua đáy giếng”
Các câu ca dao tục ngữ trên đã phản ánh chính xác chìa khóa thành công trong kinh doanh, càng có nhiều mối quan hệ tốt thì sẽ có càng có nhiều cơ hội kiếm tiền. Đặc biệt là đối với những người ưu tú, học được những quan điểm, tư duy, cách suy nghĩ của họ sẽ khiến chúng ta ngày một phát triển. Và quả thật không sai khi có câu nói: “ Mây tầng nào hợp với mây tầng đó”. Bạn chính là trung bình cộng của 5 người mà bạn dành thời gian nhiều nhất.
14. Cân đối chi tiêu
Đừng tưởng làm giàu chỉ cần sống kham khổ, tiết kiệm hết mức có thể, nhịn ăn nhịn uống, không cần tiêu pha bất cứ thứ gì là có thể trở nên giàu có. Người Do Thái đã chứng minh điều đó là hoàn toàn sai. Họ vẫn chi tiền vào các dịch vụ ăn uống để đảm bảo sức khỏe, mua thuốc và chăm sóc nhà cửa, nâng cao chất lượng cuộc sống, đầu tư giáo dục cho con cái.
Người Do Thái đại kỵ kinh doanh theo kiểu “được ăn cả, ngã về không” chỉ cần một lần thất bại thôi là mọi công sức đều đổ sông, đổ biển. Thế nên họ rất cẩn thận trong việc kinh doanh làm giàu vì họ quan niệm: Kinh doanh là sự tích lũy lâu dài, không thể ngày một ngày hai mà có thể thành công được.
Điều chúng ta đáng học hỏi ở đây là: nên tiêu tiền đúng lúc, đúng chỗ thì tiền mới có thể sản sinh ra tiền được!
Ngoài ra, người Do Thái còn có ý thức độc lập, ý thức sinh tồn lý trí, tinh thần quật cường không ngừng vượt lên chính mình. Tất cả, khiến họ có tố chất văn hóa và tinh thần ý chí nổi bật hơn người. Đây chính là gốc rễ căn bản để người Do Thái trở thành cao thủ dẫn đầu trong biển người kinh doanh.