Đã bao giờ bạn gặp trường hợp đang chạy Ads thì chết tài khoản, thậm chí là không còn lấy 1 con để… được tiêu tiền. Nếu đã từng nếm hoặc muốn tránh điều trên thì hãy chú ý đến VPCS Facebook nhé. Còn nếu như chưa biết VPCS Facebook là gì? Thế ngồi lại đây, để mị nói cho mà nghe.
Contents
- 1 VPCS Facebook là gì?
- 2 Chính sách quảng cáo Facebook
- 2.1 Chính sách về hình ảnh
- 2.2 Chính sách về nội dung
- 2.2.1 Nếu lên quan điểm có tính chất cá nhân
- 2.2.2 Nội dung phân biệt đối xử
- 2.2.3 Không loại trừ đối tượng đối với Cơ hội nhà ở, việc làm, tài chính
- 2.2.4 Dính tới thương hiệu, bản quyền
- 2.2.5 Viết hoa chữ cái đầu thương hiệu Facebook
- 2.2.6 Chứa nội dung sai lệch, gây nhầm lẫn
- 2.2.7 Từ ngữ lôi kéo tương tác
- 2.2.8 Từ ngữ tục tĩu, mang tính khiêu dâm, bạo lực
- 2.2.9 Cố tình lách luật
VPCS Facebook là gì?
VPCS là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm chứa nội dung hoặc hình ảnh vi phạm chính sách quảng cáo của Facebook. Bạn nên nhớ rằng không phải sản phẩm nào cũng được phép quảng cáo, kể cả nó không vi phạm pháp luật. Và cũng đừng nghĩ có thể qua mặt được ông trùm mạng xã hội này.
Những VPCS trên Facebook điển hình có thể kể đến là: Hàng fake, cho vay tài chính, đông y, thuốc giảm cân,… Nếu bạn đang thắc mắc sản phẩm của mình có bị cấm quảng cáo hay không thì hãy tìm hiểu qua chính sách của Facebook sau đây nhé.
Chính sách quảng cáo Facebook
Khi bạn càng nắm vững chính sách quảng cáo của Facebook thì càng an toàn hơn cho hoạt động của bạn. Thêm vào đó sẽ hạn chế được việc bị khóa tài khoản hay quảng cáo không được phê duyệt. Cùng điểm qua và cập nhật thêm một vài chính sách mới của Facebook 2020 để hạn chế việc vi phạm chính sách Facebook.
Chính sách về hình ảnh
Tỷ lệ chữ có chứa trong hình ảnh quảng cáo
Facebook đưa ra quy định hình ảnh bạn dùng để chạy quảng cáo không được chiếm quá 20% hình ảnh. Nếu vi phạm, bạn sẽ nhận được thông báo ngay khi thiết lập nội dung quảng cáo. Để hạn chế điều này, bạn có thể sử dụng công cụ Text Overlay được Facebook cung cấp.
Lưu ý một điều rằng, nếu không cần thiết phải chèn chữ thì tốt nhất không nên chèn vào. Bởi một khi Facebook phát hiện ảnh có chứa text, nó sẽ đẩy CPM lên. Chính vì vậy, hình ảnh không có chữ sẽ giúp giảm chi phí quảng cáo.
Hình ảnh After/Before (trước/Sau)
Facebook “không thích” điều này vì dễ gây nhầm lẫn cho người dùng về lợi ích của sản phẩm. Nó muốn quảng cáo phải đưa ra thông tin trung thực nhất. Nhưng nếu bạn vẫn muốn sử dụng những hình ảnh After/Before mà không vi phạm chính sách thì có thể áp dụng những cách sau:
Cách 1: Sử dụng 2 hình ảnh đứng có tỉ lệ 500px x 1000px. Vì nó là hai hình độc lập với nhau nên Facebook sẽ không phát hiện ra.
Cách 2: Hãy sử dụng định dạng quảng cáo xoay vòng, ảnh 1 là hình trước và ảnh 2 là hình sau.
Cách 3: Làm một video từ ảnh trước và sau, mỗi ảnh ở một khung hình khác nhau.
Hình ảnh có tính chất khiêu dâm
Cấm những hình ảnh khiêu dâm là điều hiển nhiên rồi. Chẳng một nền tảng quảng cáo nào lại cho phép người dùng đăng tải những hình ảnh như vậy. Trong trường hợp này, những sản phẩm về đồ lót rất hay bị Facebook “sờ gáy”. Chính vì lý do đó nên hãy thận trọng trong việc chọn lựa hình ảnh. Tránh hình ảnh hở nhiều da thịt hay zoom cận cảnh cơ thể.
Hình ảnh liên quan đến thương hiệu/bản quyền
Đơn giản là Facebook không cho phép người dùng nhái hàng của các thương hiệu lớn. Chẳng hạn như Gucci, Chanel, Dior, Nike, Adidas,… Nhưng trong trường hợp bạn có giấy tờ chứng nhận đầy đủ thì vẫn có thể chạy quảng cáo những sản phẩm đó bình thường. Còn ngược lại thì cứ sẵn sàng cho việc bị khóa quảng cáo thôi.
Hình ảnh chụp lại màn hình
Để tránh dính líu đến các vấn đề chính trị. Facebook đưa ra chính sách cấm hình ảnh chụp màn hình. Nếu để ý bạn sẽ thấy, đối với các bài viết phản động, để tránh liên đới họ thường chụp lại màn hình thay vì share. Và với hình thức này, Facebook không thể kiểm duyệt hết được nội dung nên rất có thể bị qua mặt.
Đôi khi sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho người dùng. Điển hình như việc bạn muốn đăng hình ảnh feedback của khách hàng. Mục đích và nội dung hoàn toàn tích cực nhưng nếu dùng để chạy quảng cáo, Facebook sẽ từ chối ngay.
Xem thêm: Tips nuôi TKQC và set camp Facebook ads ít bị checpoint, vpcs nhất
Chính sách về nội dung
Nếu lên quan điểm có tính chất cá nhân
Chính sách của Facebook đã nêu rất rõ “Quảng cáo không được chứa nội dung khẳng định hoặc ám chỉ các đặc điểm cá nhân. Nội dung này bao gồm xác nhận hoặc ngụ ý trực tiếp hoặc gián tiếp về chủng tộc, nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, độ tuổi, xu hướng giới tính hoặc sinh hoạt tình dục, định dạng giới tính, tình trạng khuyết tật, bệnh tật (bao gồm sức khỏe thể chất hoặc tinh thần), tình trạng tài chính, tư cách thành viên trong công đoàn, hồ sơ phạm tội hoặc tên”-Trích từ chính sách Facebook 2020.
Nội dung phân biệt đối xử
Nên nhớ không được sử dụng từ “khác” trong quảng cáo. Vì nó thuộc các từ vi phạm chính sách Facebook, dễ gây cho Facebook nhầm lẫn với sự phân biệt. Hoặc những từ mang ngụ ý so sánh người này với người kia, tất nhiên cũng không được đồng ý rồi.
Không loại trừ đối tượng đối với Cơ hội nhà ở, việc làm, tài chính
Facebook khá công tâm nên luôn muốn cơ hội nhà ở, việc làm, tài chính được chia đều cho tất cả các đối tượng. Không phân biệt vùng miền, giới tính, địa vị, thu nhập,… Vì thế khi chạy những sản phẩm liên quan đến vấn đề này cần chú ý không được loại trừ đối tượng, không thể hiện dấu hiệu nào cho thấy bạn đang ưu ái hơn cho người này mà không phải người kia.
Dính tới thương hiệu, bản quyền
Tương tự quy định được áp dụng với hình ảnh. Trong nội dung quảng cáo cũng không nên xuất hiện từ ngữ như Gucci, Chanel, Dior, Nike, Adidas,…
Viết hoa chữ cái đầu thương hiệu Facebook
Khi bạn muốn nhắc tới một thương hiệu của Facebook như Instagram, Messenger,… nên nhớ viết hoa chữ cái đầu của nó. Nếu thắc mắc tại sao lại phải làm vậy, thì đó là quy tắc. Bạn muốn chơi với Facebook thì hãy tuân thủ theo nó vậy thôi.
Chứa nội dung sai lệch, gây nhầm lẫn
Nếu bạn nói quá lên hay cam kết, khẳng định về sản phẩm của mình cũng có thể bị từ chối quảng cáo. Tối nhất nên làm nội dung trung thực một chút, để tránh bị gắn cờ.
Từ ngữ lôi kéo tương tác
Những từ ngữ có nội dung câu kéo tương tác đều sẽ bị phạt nặng. Điển hình như like, share, comment, inbox, thích, chia sẻ, bình luận,… Facebook không từ chối quảng cáo của bạn. Nhưng chi phí cho quảng cáo đó thì không hề rẻ. Cứ nhìn vào thông số CPM cao bất thường là bạn sẽ biết ngay thôi.
Từ ngữ tục tĩu, mang tính khiêu dâm, bạo lực
Với từ ngữ thì thường rất hên xui vì Facebook sử dụng máy móc để kiểm tra. Nên có trường hợp nó bắt, có trường hợp thì không. Đôi khi nó cũng nhầm lẫn chẳng hạn như nội dung của bạn trong sạch nhưng vẫn bị thông báo như thường. Nếu gặp tình trạng này thì cứ gửi kháng vi phạm chính sách Facebook nhé.
Cố tình lách luật
Facebook đã đưa ra cho bạn hàng loạt chính sách, vậy nên đừng vờ như không biết VPCS Facebook là gì. Nếu vẫn cố gắng lách quá nhiều trong bài viết thì tất nhiên Facebook sẽ không phê duyệt nội dung quảng cáo của bạn.