King Marketing tin chắc rằng các bạn YouTuber dù đã hay chưa vi phạm bản quyền thì vẫn nên đọc qua bài viết này một lần. Các thông tin sau đây sẽ hỗ trợ các bạn rất nhiều trong việc sáng tạo và phát triển một kênh YouTube “Xanh – Sạch – Đẹp”. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về các sai lầm cơ bản này nhé.
Contents
- 1 1/ Video do tôi livestream (bán hàng, chơi game…) nên tôi có quyền.
- 2 2/ Video tôi phối lại nhạc, không sử dụng beat gốc nên video đó là của tôi.
- 3 3/ Video tôi tự tổng hợp lại các tin tức, hình ảnh, âm thanh… nên video đó là của tôi
- 4 4/ Video tôi tự thực hiện cover/parody/reaction nên video đó là của tôi.
- 5 5/ Video của tôi đã xin phép sử dụng từ phía chủ sở hữu bản quyền nên tôi có quyền kiếm tiền đối với video đó.
- 6 6/ Video của tôi đã có ghi nhận quyền tác giả cho chủ sở hữu bản quyền và khẳng định rằng “không có ý định vi phạm bản quyền” tại sao vẫn vi phạm bản quyền.
- 7 7/ Video của tôi trước đây không vi phạm bản quyền sao bây giờ lại vi phạm.
- 8 8/ Tôi chỉ sử dụng một phần nhỏ các nội dung có bản quyền cho video của mình theo chính sách (fair use) “Sử dụng hợp lý”, tại sao vẫn vi phạm bản quyền.
- 9 9/ Tôi sử dụng các nội dung trong “public domain – miền công cộng” cho video của mình, nên tôi không vi phạm bản quyền.
- 10 10/ Video do tôi tự quay lại các buổi biểu diễn ca nhạc và sự kiện nên nó thuộc quyền sở hữu của tôi.
- 11 Các chương trình biểu diễn ca nhạc, sự kiện… đều thuộc quyền sở hữu của phía ban tổ chức và nhà đài, tùy vào các trường hợp khác nhau mà phía ban tổ chức cho phép bạn quay lại và sử dụng trên nền tảng YouTube. Nếu như không được phép thì tất nhiên là bạn đã vi phạm bản quyền.
1/ Video do tôi livestream (bán hàng, chơi game…) nên tôi có quyền.
- Video của bạn thực hiện tất nhiên sẽ thuộc quyền sở hữu của bạn. Tuy nhiên, nếu trong phần livestream (bán hàng, game…) có vô tình xuất hiện hình ảnh, âm thanh hoặc nội dung nào không thuộc quyền sở hữu của bạn thì đã là vi phạm bản quyền.
- Ví dụ: trong phần livestream của bạn vô tình xuất hiện âm thanh một ca khúc đã bật bản quyền (âm thanh từ TV, âm thanh từ máy nghe nhạc, nhạc nền…), video livestream của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách bản quyền của video đó áp dụng lên video của bạn.
2/ Video tôi phối lại nhạc, không sử dụng beat gốc nên video đó là của tôi.
- Việc tự ý sử dụng các ca khúc không thuộc quyền sở hữu của bạn để thực hiện video lyrics, karaoke, remix và không xin phép từ phía chủ sở hữu bản quyền thì đã là vi phạm bản quyền.
3/ Video tôi tự tổng hợp lại các tin tức, hình ảnh, âm thanh… nên video đó là của tôi
- Trường hợp này tương tự như việc sử dụng lại nhạc đã có bản quyền. Bạn phải đảm bảo rằng bạn có đầy đủ quyền và phạm vi sử dụng đối với các nội dung trong video. Nếu không chủ sở hữu bản quyền có thể báo cáo vi phạm đối với video của bạn bất cứ lúc nào.
4/ Video tôi tự thực hiện cover/parody/reaction nên video đó là của tôi.
King Marketing hoàn toàn đồng ý với các bạn về hình thức cover/parody/reaction là sáng tạo. Tuy nhiên, chủ sở hữu bản quyền của ca khúc/nội dung gốc mà bạn đang sử dụng có thể báo cáo bản quyền đối với video của bạn nếu như họ muốn. Và để sáng tạo phù hợp thì các bạn nên xin phép trước khi thực hiện nhé.
5/ Video của tôi đã xin phép sử dụng từ phía chủ sở hữu bản quyền nên tôi có quyền kiếm tiền đối với video đó.
- Trường hợp bạn đã xin phép chủ sở hữu để sử dụng nội dung gốc cho video của mình không đồng nghĩa với việc video đó được phép sử dụng thương mại. Việc xin phép sử dụng ở đây sẽ giúp cho video của bạn hiển thị trên nền tảng YouTube và phát triển về mặt người xem (lượt xem, người đăng ký).
6/ Video của tôi đã có ghi nhận quyền tác giả cho chủ sở hữu bản quyền và khẳng định rằng “không có ý định vi phạm bản quyền” tại sao vẫn vi phạm bản quyền.
- Hành động trên sẽ không thể giúp bạn chối bỏ được việc vi phạm bản quyền. Việc sử dụng tùy tiện các nội dung gốc mà không xin phép có thể khiến cho video của bạn bị xóa khỏi YouTube.
7/ Video của tôi trước đây không vi phạm bản quyền sao bây giờ lại vi phạm.
- Nếu như video của bạn sử dụng nội dung từ nhiều nguồn khác nhau mà chưa bị báo cáo/xác nhận bản quyền không có nghĩa là video đó không vi phạm bản quyền.
- Ngoài ra chủ sở hữu bản quyền có thể thay đổi chính sách áp dụng lên video bất kỳ khi nào họ muốn, có thể ban đầu họ cho phép bạn đăng tải lại nhưng sau đó họ có quyển chuyển sang chế độ “block” chặn những video đăng tải lại nội dung của họ.
8/ Tôi chỉ sử dụng một phần nhỏ các nội dung có bản quyền cho video của mình theo chính sách (fair use) “Sử dụng hợp lý”, tại sao vẫn vi phạm bản quyền.
- Hiện tại ở Việt Nam chưa có tòa án hay pháp luật xem xét về chính sách “Sử dụng hợp lý”, đồng thời việc sử dụng với mục đích thương mại không được xem là “Sử dụng hợp lý”. Vì thế mọi vấn đề về “Sử dụng hợp lý” sẽ không được áp dụng tại Việt Nam.
9/ Tôi sử dụng các nội dung trong “public domain – miền công cộng” cho video của mình, nên tôi không vi phạm bản quyền.
- Nếu như các bạn có đầy đủ giấy phép xác thực được rằng nội dung mình đang sử dụng nằm trong “public domain – miền công cộng” thì bạn không cần phải lo lắng về vấn đề này. Chỉ cần cung cấp các thông tin đó cho người báo cáo vi phạm đối với video của bạn là mọi chuyện sẽ được giải quyết.
10/ Video do tôi tự quay lại các buổi biểu diễn ca nhạc và sự kiện nên nó thuộc quyền sở hữu của tôi.
Các chương trình biểu diễn ca nhạc, sự kiện… đều thuộc quyền sở hữu của phía ban tổ chức và nhà đài, tùy vào các trường hợp khác nhau mà phía ban tổ chức cho phép bạn quay lại và sử dụng trên nền tảng YouTube. Nếu như không được phép thì tất nhiên là bạn đã vi phạm bản quyền.
Xem Thêm : Khóa Học Kingmarketing